Giỏ hàng

THỊ TRƯỜNG THỨC ĂN NHANH TẠI VIỆT NAM ĐANG CẦN MỘT CÚ 'CHUYỂN MÌNH' CẤP BÁCH ĐỂ VƯỢT QUA 'SÓNG GIÓ'

Tổng Quan Về Thị Trường F&B Tại Việt Nam

Ngành thức ăn nhanh tại Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức và biến động chưa từng có. Những "ông lớn" trong ngành không chỉ gặp sức ép cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ trong và ngoài nước mà còn phải thích nghi với cuộc đại thanh lọc ngành khi xu hướng tiêu dùng và tâm lý khách hàng liên tục đổi mới. Bên cạnh đó, sự phát triển của công nghệ và các yêu cầu tài chính cấp bách buộc các thương hiệu thức ăn nhanh phải đưa ra những chiến lược đột phá và thích ứng nhanh chóng. Hãy cùng phân tích sâu hơn về những yếu tố đang làm rung chuyển thị trường này và tìm hiểu cách mà các thương hiệu có thể tạo ra "cú chuyển mình" để vượt qua sóng gió.

1. Từ Thực Phẩm Lành Mạnh Đến Nguồn Gốc Minh Bạch

Theo Báo cáo Xu hướng Tiêu Dùng Việt Nam 2024 của Cimigo, thế hệ người tiêu dùng mới, đặc biệt là Gen Z và Millennials, đã dần bắt đầu thay đổi quan điểm về thức ăn nhanh. Họ có xu hướng lựa chọn thực phẩm lành mạnh, ưu tiên các sản phẩm ít dầu mỡ và có nguồn gốc rõ ràng hơn là những món ăn nhanh truyền thống vốn nổi tiếng là nhiều calo và dễ gây hại đến sức khoẻ. Để bắt kịp với xu hướng lành mạnh này, thương hiệu thức ăn nhanh phải đánh giá lại thực đơn của mình. Nếu không có sự điều chỉnh phù hợp với sự đổi mới từ thị trường, các chuỗi ăn nhanh truyền thống sẽ đánh mất một lượng lớn khách hàng cũng như thị phần ngành (Cimigo).

Để đáp ứng nhu cầu này, các thương hiệu cần điều chỉnh thực đơn, bổ sung các món ăn lành mạnh và minh bạch về nguồn gốc nguyên liệu. Tuy nhiên, các 'ông lớn' trong ngành hiện tại chưa có những bước đi nào đáng kể để đáp ứng đầy đủ mong muốn này, KFC có những món ăn kèm Salad Hạt hay Bắp Cải Trộn để bổ sung thêm chất và tăng hương vị cho các combo ăn kèm, McDonalds thì khá minh bạch rõ ràng trong quá trình chuẩn bị nguyên liệu, chế biến và sản xuất, và phục vụ đến với người tiêu dùng nên khách hàng tin tưởng hơn khi họ nắm rõ nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm (McDonalds). Nhưng những bước đi này là chưa đủ tính chiến lược để tận dụng được tối đa các tiềm năng từ biến động và những xu hướng mới này từ người tiêu dùng, có thể nói đây chỉ là những bước đi còn khá mới. Do đó, các thương hiệu thức ăn nhanh có thể áp dụng chiến lược tương tự để không chỉ thu hút nhóm khách hàng mới mà còn giữ chân những người đã ý thức hơn về sức khỏe. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh mà những thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng và lành mạnh đang chiếm lĩnh “top” các lựa chọn tiêu dùng của người Việt.

2. Tìm Kiếm Sự An Toàn Và Cá Nhân Hóa

Báo cáo từ McKinsey cho thấy rằng sau đại dịch Covid-19, người tiêu dùng Việt có yêu cầu cao hơn về an toàn thực phẩm và sự minh bạch trong nguồn gốc nguyên liệu, họ tìm kiếm những 'giá trị' mới trong sản phẩm mà các thương hiệu có thể đem lại (McKinsey). Họ mong muốn các nhà hàng và chuỗi thức ăn nhanh đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn thực phẩm, đồng thời cho phép tùy chỉnh thực đơn phù hợp với nhu cầu cá nhân, tạo cho họ thêm nhiều giá trị thông qua các trải nghiệm tại cửa hàng.

Hiểu được tâm lý này của thị trường mục tiêu, McDonald's nhanh chóng giải quyết 'nỗi đau' của khách hàng khi là thương hiệu thức ăn nhanh đầu tiên tại Việt Nam thực hiện triển khai các ki-ốt tự phục vụ, cho phép khách hàng tự do tùy chỉnh món ăn của mình mà không cần tiếp xúc trực tiếp với nhân viên, tăng cường tính an toàn và tiện lợi. Đối với thị trường Việt Nam, đây là một xu hướng quan trọng mà các chuỗi thức ăn nhanh nên nắm bắt nếu muốn giữ chân khách hàng hiện đại và thích nghi với hành vi tiêu dùng mới của thị trường.

Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về sự cá nhân hóa, các thương hiệu có thể đầu tư vào ứng dụng di động và ki-ốt tự phục vụ giúp khách hàng dễ dàng hơn trong việc đặt món và thanh toán. Điều này hỗ trợ khách hàng không chỉ tự lựa chọn thành phần món ăn mà còn có thể theo dõi quy trình chuẩn bị, tạo cảm giác an tâm và thoải mái hơn trong quá trình trải nghiệm thương hiệu.

3. Định Vị Địa Điểm Chiến Lược Để Tối Ưu Hóa Tài Chính

Giá thuê mặt bằng và chi phí lao động ngày càng tăng đang là bài toán lớn cho các chuỗi thức ăn nhanh tại Việt Nam. Theo báo cáo từ Torki Food, nhiều chuỗi lớn đã phải cân nhắc đóng cửa hoặc chuyển sang các khu vực dân cư với chi phí thuê hợp lý hơn. Tuy nhiên, việc này đòi hỏi sự tính toán kỹ lưỡng để không làm giảm độ nhận diện thương hiệu cũng như gây mất mát lượng khách hàng trung thành.

Các thương hiệu có thể tận dụng mô hình cửa hàng nhỏ gọn tại các khu vực dân cư hoặc triển khai các ki ốt với các hệ thống cửa hàng tiện lợi như Phúc Long x Winmart, đồng thời hợp tác với các nền tảng giao hàng trực tuyến để tiếp cận khách hàng rộng hơn mà không phải đầu tư mạnh vào hệ thống chi nhánh.

McDonald’s đóng cửa chi nhánh Bến Thành: Tái cấu trúc hay điều chỉnh chiến lược?

Trong bối cảnh ngành dịch vụ ăn uống tại Việt Nam đang trải qua nhiều biến động, McDonald's đã thông báo đóng cửa chi nhánh Bến Thành từ ngày 19/9/2024. Đây là một trong những cửa hàng đầu tiên của thương hiệu tại Việt Nam, hoạt động liên tục 24/7 trong suốt 10 năm qua. Mặc dù lý do cụ thể không được công bố, nhưng nhiều chuyên gia cho rằng chi phí thuê mặt bằng cao tại khu vực trung tâm và sự thay đổi trong xu hướng tiêu dùng có thể là nguyên nhân chính. Ông Nguyễn Thái Bình, đồng sáng lập cộng đồng Điểm chạm F&B, nhận định rằng năm 2024 là một năm khó khăn cho ngành F&B, với doanh số giảm mạnh và nhiều chuỗi phải cắt giảm chi phí để duy trì hoạt động. Việc đóng cửa chi nhánh Bến Thành có thể là một phần trong chiến lược tối ưu hóa chi phí và tái cấu trúc của McDonald's tại thị trường Việt Nam (CafeF.vn)

Ngoài ra, chi phí cũng là một phần "nỗi đau" của các khách hàng tiềm năng khi giá trung bình các khẩu phần ăn ở các thương hiệu chuỗi thức ăn nhanh khá đắt đỏ so với các cửa hàng địa phương hơn. Điều này khiến khách hàng có xu hướng chọn các thương hiệu địa phương nhiều hơn, đặc biệt khi họ cũng có thể cung cấp hương vị tương tự với giá bình dân hơn.

Để cạnh tranh, các chuỗi thức ăn nhanh cần điều chỉnh chiến lược giá cả và giá trị nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tối ưu.

4. Công Nghệ Là Yếu Tố Sống Còn

Ngoài việc tối ưu hoá tài chính bằng địa điểm chiến lược, các thương hiệu cũng cần bắt kịp xu hướng số hóa để cải thiện trải nghiệm khách hàng. Báo cáo từ Mordor Intelligence cho thấy rằng công nghệ như ki-ốt tự phục vụ, ứng dụng đặt hàng trực tuyến, và thanh toán không tiếp xúc đang góp phần tối ưu hóa quy trình và nâng cao trải nghiệm khách hàng. Với sự phát triển của công nghệ, các thương hiệu chuỗi thức ăn nhanh không chỉ có thể giảm bớt áp lực nhân sự mà còn đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng hiện đại.

Trong bối cảnh ngành thức ăn nhanh ngày càng cạnh tranh khốc liệt, công nghệ không chỉ là một lợi thế mà đã trở thành yếu tố sống còn. Theo báo cáo của Mordor Intelligence, các giải pháp như ki-ốt tự phục vụ, ứng dụng đặt hàng qua điện thoại, và thanh toán không tiếp xúc đang giúp các thương hiệu thức ăn nhanh tối ưu quy trình và đáp ứng tốt hơn kỳ vọng của khách hàng.

Một ví dụ nổi bật là McDonald’s với hệ thống ki-ốt tự phục vụ, giúp giảm tải cho nhân viên trong giờ cao điểm và mang đến trải nghiệm tiện lợi, linh hoạt cho khách hàng. Đây là mô hình mà các thương hiệu tại Việt Nam có thể học hỏi, đặc biệt khi nhu cầu về tốc độ phục vụ và tính tiện dụng ngày càng tăng cao.

Để thích ứng với xu hướng này, các thương hiệu thức ăn nhanh trong nước nên xem xét đầu tư vào ứng dụng di động, hợp tác với các nền tảng giao hàng, và cải tiến quy trình tự động hóa. Những giải pháp này không chỉ giúp tăng tính tiện lợi cho khách hàng mà còn là cách hiệu quả để giảm chi phí vận hành, giúp doanh nghiệp hoạt động linh hoạt và duy trì sự cạnh tranh trên thị trường đầy biến động.

5. Phát Triển Bền Vững Là Con Đường 'Phải Đi' Trong Ngành Thức Ăn Nhanh

Tầm quan trọng của tính bền vững đang ngày càng lớn, đặc biệt với người tiêu dùng trẻ tuổi có nhận thức cao về bảo vệ môi trường. Báo cáo từ VnEconomy nhấn mạnh rằng người tiêu dùng không chỉ mong muốn sản phẩm chất lượng mà còn muốn thấy cam kết của thương hiệu về trách nhiệm xã hội. Những sáng kiến về bao bì thân thiện, nguyên liệu bền vững, và các chương trình tái chế đang giúp nhiều thương hiệu xây dựng lòng tin với khách hàng.

Một ví dụ điển hình của thương hiệu F&B khác ngành đã thành công phát triển theo định hướng bền vững là Starbucks, một trong những thương hiệu tiên phong với chương trình khuyến khích khách hàng mang theo cốc riêng để giảm thiểu rác thải nhựa. Đây là chiến lược mà các thương hiệu thức ăn nhanh tại Việt Nam có thể cân nhắc áp dụng nhằm tăng cường hình ảnh thương hiệu và đáp ứng kỳ vọng từ người tiêu dùng có ý thức về môi trường, ví dụ như khuyến khích khách hàng cầm theo đồ đựng thức ăn có khả năng tái chế và đưa ra các chương trình khuyến mãi được áp dụng hợp lý.

Việc tích cực triển khai các giải pháp giảm rác thải nhựa, sử dụng bao bì thân thiện và xây dựng các chương trình tái chế sẽ không chỉ giúp các thương hiệu thức ăn nhanh tại Việt Nam đáp ứng kỳ vọng của người tiêu dùng mà còn tạo lợi thế cạnh tranh, củng cố lòng trung thành và gia tăng giá trị thương hiệu trong mắt khách hàng.

6. Còn Lại Gì Cho Cú “Chuyển Mình” Lớn Trong Ngành Thức Ăn Nhanh Tại Việt Nam?

Thị trường thức ăn nhanh tại Việt Nam đang bước vào một giai đoạn đầy biến động. Để duy trì và phát triển bền vững, các thương hiệu không thể đứng yên mà cần chuyển mình để đáp ứng kỳ vọng của người tiêu dùng hiện đại: từ xu hướng tiêu dùng lành mạnh, cá nhân hóa dịch vụ, đến cam kết trách nhiệm bền vững. Đây không chỉ là thách thức mà còn là cơ hội để các doanh nghiệp tạo dấu ấn mạnh mẽ, xây dựng một thương hiệu đáng tin cậy và phát triển lâu dài.

Nếu bạn là một chủ doanh nghiệp F&B đang tìm kiếm giải pháp chiến lược để thích nghi và vượt lên trong thị trường cạnh tranh này, hãy để AAU Consulting hỗ trợ qua các câu hỏi trọng tâm sau:

  • Bạn có đang gặp khó khăn trong việc đáp ứng kỳ vọng ngày càng cao của khách hàng về tính minh bạch và cam kết bảo vệ môi trường của thương hiệu?

  • Bạn có đang lo lắng về việc thương hiệu của mình có đủ khác biệt và dễ nhận diện trong thị trường F&B đầy cạnh tranh?

  • Doanh nghiệp của bạn có đang đau đầu vì chi phí vận hành tăng cao nhưng vẫn cần đảm bảo chất lượng dịch vụ?

  • Bạn đang băn khoăn về cách phát triển chiến lược thu hút nhóm khách hàng trẻ quan tâm đến sức khỏe và lựa chọn ăn uống lành mạnh?

  • Bạn có muốn đưa thương hiệu của mình trở thành một phần của làn sóng phát triển bền vững và tận dụng xu hướng tiêu dùng xanh để tăng trưởng dài hạn?

Với Giải pháp tư vấn chiến lược kinh doanh và marketing F&B từ AAU Consulting, Thiết kế và xây dựng Brand Guideline nhất quán, Ứng dụng công nghệ và tối ưu hóa chi phí vận hành, chúng tôi mang đến giải pháp thực tiễn giúp bạn không chỉ bắt kịp xu hướng mà còn biến nó thành lợi thế dài hạn. Đội ngũ chuyên gia sẽ hỗ trợ bạn xây dựng kế hoạch marketing bài bản, quản lý chi phí và giữ vững bản sắc thương hiệu.

Liên hệ AAU Consulting ngay để tối ưu hóa doanh nghiệp F&B của bạn!

Tác giả: Anh Thy

---------------------------------

AAU CONSULTING - TIÊN PHONG GIẢI PHÁP SET UP & VẬN HÀNH CHUYÊN SÂU CHO F&B

THÔNG TIN LIÊN HỆ

📞 Hotline: 0565 66 76 86

🌐 Website: aau.vn

📩 Email: contact@aau.vn

🏢 Địa chỉ: 343 Đường Phạm Ngũ Lão - Quận 1 - HCM

Danh mục Dịch vụ