Giỏ hàng

3 BÀI HỌC LỚN VỀ QUẢN TRỊ NHÂN SỰ CỦA STARBUCKS

Starbucks tự nhận mình là một nhà cung cấp trải nghiệm chứ không đơn thuần chỉ là một chuỗi cửa hàng bán cà phê. Mục tiêu của Starbucks là xây dựng một môi trường “thứ ba” - đan xen giữa nhà và nơi làm việc, vì thế nên khi bước vào một cửa hàng Starbucks bất kỳ đâu trên thế giới, khách hàng luôn cảm nhận được một bầu không khí thoải mái và thân thiện đến lạ thường. Vậy làm thế nào để giữ chân nhân viên làm việc lâu dài và thể hiện được sự nghiêm túc? Tạo nên môi trường làm việc thân thiện hay là tuân thủ nguyên tắc sẽ tốt hơn? Hãy cùng học từ “ông lớn” Starbucks với 3 bài học lớn ngay bên dưới.

1. Starbucks đặt nhân viên là thượng đế

Starbucks, Google, Microsoft là những doanh nghiệp có chế độ đãi ngộ nhân viên tốt nhất thế giới. Các doanh nghiệp này đều coi nhân viên là “thượng đế” cần được chăm sóc chu đáo. Bởi nhân viên hài lòng thì mới hết mình cống hiến, mới phát huy sự sáng tạo và thúc đẩy hiệu quả công việc.

Đơn cử như trường hợp của Starbucks là một điển hình trong lĩnh vực F&B về việc chú trọng đến tinh thần và môi trường làm việc thân thiện với nhân viên, khuyến khích họ tạo dựng các mối quan hệ gắn bó ngay trong nhóm và luôn xem nhân viên là các “thượng đế” cần chăm sóc hết mình. Tại Starbucks, họ gọi nhân viên là “đối tác”, ngay cả các nhân viên bán thời gian (tại Mỹ) luôn có cơ hội nhận cổ phiếu và bảo hiểm của công ty. Vào thời kỳ khủng hoảng kinh tế, khi các công ty bán lẻ sa thải hàng loạt nhân viên, Starbucks vẫn kiên trì đầu tư vào huấn luyện kỹ năng cho nhân viên của mình, bao gồm các khóa pha chế và thậm chí những môn học có thể đổi thành tín chỉ ở nhiều trường Đại học tại Mỹ.

Cựu giám đốc công ty, Howard Behar tin rằng những nhân viên được chăm sóc tốt và cảm thấy mãn nguyện sẽ qua đó chăm sóc và cung cấp những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Một nhân viên Starbucks từng viết trên trang cá nhân của mình “Không một nhân viên Starbucks nào từng ra lệnh tôi phải làm gì cả. Họ luôn mở lời bằng: ‘Bạn có thể giúp mình một chút được không?'

Mỗi cá thể trong tổ chức đều cần được trân trọng những giá trị riêng và nhận được phương tiện tài chính để nuôi sống bản thân. Các nhân viên tại Starbuck đều có quyền được nêu lên ý kiến, cảm nhận… về dịch vụ hay sản phẩm. Từ đó, Starbuck sẽ có căn cứ để cải thiện sản phẩm, điều chỉnh trải nghiệm khách hàng và mô hình kinh doanh phù hợp.

Thông thường, các thương hiệu khi muốn cải thiện cách quản trị nhân sự, quy trình nhân sự thường nhìn vào những điểm tiêu cực chưa làm được. Ngược lại, Starbuck tập trung thúc đẩy vào những mặt tích cực để làm nó trở nên tốt hơn. Vì vậy, nhân viên cảm thấy mình là thành phần trong tổ chức và họ sẽ hết lòng để thực hiện những mục tiêu mà tổ chức đưa ra, cũng như trong công việc của họ.

2. Startbucks luôn tạo điều kiện môi trường làm việc gần gũi, thân thiện

Môi trường làm việc tại Starbuck rất thân thiện, gần gũi để nhân viên có cơ hội giao tiếp và mối quan hệ rộng rãi. Có thể thấy rằng mỗi nhân viên Starbuck đều có tên riêng, thay vì gọi nhau bằng “đồng nghiệp” hay cấp bậc. Họ đề cao sự gắn kết và mối quan hệ giữa các nhân viên với nhau, nhân viên và khách hàng…

Không chỉ vậy, Starbuck tạo động lực cho nhân viên cố gắng và phát triển bằng cách tạo ra sự thăng tiến trong công việc. Một nhân viên có thể trở thành trưởng ca, supervisor, head bar… tùy theo kinh nghiệm và thời gian làm việc. Do đó, nhân viên Starbuck sẽ tự tin thể hiện khả năng của mình và có tinh thần sẵn sàng học hỏi những kiến thức mới.

Một trong những phương châm của Starbuck là trở thành một bên thứ ba gắn kết giữa không khí ở nhà và nơi làm việc chung với nhau. Vì vậy, nhân viên sẽ có cảm giác nơi làm việc cũng như một gia đình nhỏ và khách hàng đến Starbuck cũng vậy.

3. Starbucks đặt ra những nguyên tắc “đến từ trái tim”

Starbucks trở thành một thương hiệu toàn cầu và là chuỗi cửa hàng cà phê lớn nhất thế giới. Bên cạnh những kỷ luật nghiêm khắc, Starbuck đã truyền cảm hứng cho nhân viên bằng việc đưa ra 5 nguyên tắc “bất di bất dịch” làm nên điểm đặc biệt của Starbuck và sự thành công của thương hiệu này.

+ “Biến trải nghiệm của khách thành của bạn” – Luôn tùy chỉnh trải nghiệm của khách hàng thông qua kinh nghiệm của nhân viên và linh hoạt theo từng tình huống khác nhau.

+ “Mọi thứ đều quan trọng” – Tập trung vào mọi khía cạnh trong lúc làm việc. Luôn tập trung theo dõi trải nghiệm của khách hàng và góc nhìn của họ.

+ “Niềm vui của sự bất ngờ” – Những bất ngờ nho nhỏ sẽ tạo nên một kỷ niệm mua hàng khó phai của khách.

+ “Luôn luôn kiên trì” – Làm việc trong ngành bán lẻ sẽ không tránh khỏi sai lầm, nhưng điều quan trọng nhất là nhân viên phải học được từ sai lầm đó và cùng công ty lớn mạnh hơn.

+ “Để lại dấu ấn” – Tạo một trải nghiệm hoàn hảo đến mức khách hàng có thể nhớ tới bạn.

 

Thật vậy, chỉ với 3 yếu tố mà Starbucks đã có thể nắm giữ trái tim người lao động. Qua bài viết này, AAU hi vọng bạn có thể rút ra được phương thức phù hợp trong quá trình quản trị nhân sự cho doanh nghiệp mình.

 

Bài toán khó nào cũng tìm được lời giải quan trọng là bạn mất bao lâu để giải bài toán đó mà thôi. Bài toán nhân sự ngành F&B cũng khó khăn không kém nhỉ. Để có thể quản lý nhân sự F&B tốt hơn, bạn có thể tham khảo khóa học QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NHÂN SỰ F&B:

https://aau.vn/blogs/khoa-hoc/khoa-quan-ly-dao-tao-nhan-su-f-b                           

Địa chỉ: 11 Phan Kế Bính, Phường Đa Kao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh 

Số điện thoại: 0765 761 637 

Email: contact@aau.vn 

Website: https://aau.vn/ 

Danh mục Dịch vụ