Giỏ hàng

Bí mật được bật mí về Stay interview và Exit interview

Quản trị nhân sự kém là một trong các vấn đề quan trọng khi kinh doanh nhà hàng, mà người chủ doanh nghiệp thường mất nhiều thời gian để giải quyết và khắc phục. Nhằm nhận biết, cải thiện các điểm còn hạn chế trong chiến lược quản trị nhân sự, Stay interview và Exit interview đã trở thành hai công cụ hữu ích cho các doanh nghiệp. Vậy cụ thể, khái niệm Stay interview là gì? Exit interview là gì? AAU Academy sẽ bật mí cho bạn ngay sau đây.
 

Bí mật được bật mí về Stay interview và Exit interview

Bí mật được bật mí về Stay interview và Exit interview

Stay interview là gì?

Stay interview (hay Phỏng vấn giữ chân) là phỏng vấn 1:1 giữa đại diện của bên sử dụng lao động (thường là Line Manager) và người lao động. Trong cuộc phỏng vấn này, đại diện doanh nghiệp thường tìm hiểu cảm nhận của nhân viên về tình hình công việc hiện tại và định hướng công việc của họ. Từ đó, cấp trên sẽ tạo điều kiện để nhân viên phát triển theo đúng mong muốn.
 
Thông thường, Stay interview sẽ được áp dụng cho các đối tượng đang làm việc và thường được đánh giá cao, có năng lực để thăng tiến lên một vị trí cao hơn. Nói cách khác, Stay interview là cách để doanh nghiệp giữ chân nhân tài, có khả năng đồng hành với họ trong tương lai.
 

Stay interview là gì?

Stay interview là gì? (Nguồn: Internet)

Exit interview là gì?

Trái ngược với Stay interview, Exit interview là Phỏng vấn thôi việc và được diễn ra khi người lao động không còn muốn đồng hành với doanh nghiệp nữa. Người đại diện công ty thực hiện Exit interview thường là bên thứ ba trung lập như bộ phận nhân sự (có thể là nhân viên hoặc sếp) để người lao động thoải mái chia sẻ. Trong buổi phỏng vấn này, người đại diện doanh nghiệp sẽ lắng nghe và tìm hiểu lý do nhân viên nghỉ việc. Đối với trường hợp muốn giữ lại, doanh nghiệp sẽ phải tìm cách thuyết phục nhân viên không nghỉ việc.
 
Phỏng vấn thôi việc không mới nhưng lại chưa được quan tâm đúng mực. Theo nghiên cứu của Harvard Business Review, có đến 92% Công ty tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương thực hiện Exit interview chỉ mang tính thủ tục mà không hành động để cải thiện hay nâng cao sự hài lòng của nhân viên.
 

Exit interview là gì?

Exit interview là gì? (Nguồn: Internet)

Mục đích của Stay interview khác gì Exit interview?

Mục đích của Stay interview là nâng cao tỷ lệ giữ chân nhân sự, thông qua:
  • Thấu hiểu nỗi lo, định hướng và mục tiêu của nhân viên, từ đó đưa ra lời khuyên và kế hoạch, giúp họ phát triển kiến thức, kỹ năng toàn diện.
  • Tương tác với từng cá nhân để xây dựng lòng tin giữa quản lý và nhân viên. Đồng thời, giúp doanh nghiệp nhận ra các vấn đề còn thiếu sót để điều chỉnh kịp thời.
Trong khi đó, mục đích của Exit interview là tìm hiểu nguyên nhân khiến nhân sự quyết định nghỉ việc, nhằm cải thiện bộ máy nhân sự hiệu quả hơn. Exit interview sẽ giúp doanh nghiệp nhìn nhận lại các vấn đề của doanh nghiệp như lương thưởng, phúc lợi, quy trình vận hành F&B,.... Từ đó, chủ doanh nghiệp sẽ có đánh giá tổng quan về thách thức và cơ hội của công ty trên thị trường tuyển dụng.
 
Thay vì cố gắng tìm cách thay đổi mong muốn nghỉ việc thông qua Exit interview, doanh nghiệp nên thường xuyên thực hiện Stay interview để sớm nhận ra các vấn đề hiện tại của nhân sự và tìm kiếm giải pháp kịp thời. Trong phần dưới đây, AAU Academy sẽ chỉ cho bạn cách thực hiện Stay interview hiệu quả.
 

Doanh nghiệp nên thực hiện Stay interview để sớm nhận ra các vấn đề hiện tại của nhân sự và tìm kiếm giải pháp kịp thời

Doanh nghiệp nên thực hiện Stay interview để sớm nhận ra các vấn đề hiện tại của nhân sự và tìm kiếm giải pháp kịp thời (Nguồn: Internet)

Cách Stay interview hiệu quả

Để cuộc phỏng vấn giữ chân đạt hiệu quả, bạn nên cố gắng trò chuyện với nhân viên trong khoảng 25 - 45 phút. Stay interview cơ bản sẽ có những yêu cầu sau:
  • Thông báo trước cho nhân viên về Phỏng vấn giữ chân. Trong thông báo này, bạn cần ghi mục đích và những điều mà nhân viên cần chuẩn bị.
  • Cần thực hiện phỏng vấn 1:1.
Bạn nên bắt đầu Stay interview bằng lời cảm ơn chân thành đến nhân viên vì đã dành thời gian cho cuộc phỏng vấn cùng mục đích thực hiện. Cuộc trò chuyện này không nên đi sâu vào các vấn đề cá nhân. Đồng thời, cấp quản lý cần khéo léo gợi mở thêm các vấn đề khác để tìm ra vấn đề và thấu hiểu mong muốn thật sự của nhân viên. Hãy lắng nghe sâu, chia sẻ và đồng cảm với nhân viên thay vì khiến cuộc phỏng vấn chỉ diễn ra một chiều là lãnh đạo hỏi và nhân viên trả lời. Tuy nhiên, người phỏng vấn cũng không nên bị cuốn theo cảm xúc và vấn đề của nhân sự.
 
Bạn cần chú ý không đề cập đến hiệu suất để tránh khả năng giảm độ trung thực trong phản hồi của nhân viên. Trong quá trình phỏng vấn, nếu nhận thấy nhân viên có sự bất an, lo lắng, người quản lý nên tìm cách thể hiện tính minh bạch, xây dựng lòng tin.
 
Kết thúc phỏng vấn, cấp quản lý cần bày tỏ lòng biết ơn và cách đánh giá về giá trị công việc của từng cá nhân ở doanh nghiệp.
 

Cách Stay interview hiệu quả

Cách Stay interview hiệu quả (Nguồn: Internet)
Thông qua bài viết trên, AAU Academy đã trả lời hai khái niệm Stay interview là gì và Exit interview là gì. Đồng thời, AAU cũng gợi ý cho bạn cách Stay interview hiệu quả.
Để tìm hiểu thêm quy trình thực hiện Stay interview chuẩn, tham gia ngay KHÓA XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ NHÂN SỰ QUẢN LÝ TRONG CHUỖI F&B của AAU Academy nhé!

Danh mục Dịch vụ