Giỏ hàng

NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU TRONG KINH DOANH

Trong kinh doanh, việc xác định thị trường mục tiêu là việc vô cùng quan trọng. Nó giúp cho doanh nghiệp đi đúng hướng nhằm tối ưu hóa chi phí cũng như đạt được doanh thu lợi nhuận như mong muốn. Chính vì thế, hãy cùng AAU tìm hiểu kỹ hơn về định nghĩa cũng như vài trò của việc xác định thị trường mục tiêu cho doanh nghiệp mình ở bài viết dưới đây.

1. Thị trường mục tiêu là gì?

Thị trường mục tiêu đề cập đến một nhóm khách hàng mà một doanh nghiệp muốn bán sản phẩm và dịch vụ của mình và những người mà công ty hướng các nỗ lực tiếp thị của mình cho họ. Những người tiêu dùng tạo nên thị trường mục tiêu có những đặc điểm giống nhau bao gồm địa lý mua, sức mua, nhân khẩu học và thu nhập.

Xác định thị trường mục tiêu là một bước cần thiết đối với bất kỳ công ty nào trong quá trình phát triển kế hoạch marketing. Không biết thị trường mục tiêu của bạn là gì có thể tiêu tốn rất nhiều tiền bạc và thời gian cho một công ty.

2. Thấu hiểu thị trường mục tiêu

Một phần của sự thành công trong việc bán một hàng hóa hoặc dịch vụ là biết nó sẽ thu hút ai và cuối cùng ai sẽ mua nó. Đó là lý do tại sao doanh nghiệp tốn nhiều thời gian và tiền bạc để xác định và theo dõi thị trường mục tiêu của mình, bởi vì rất khó để làm sản phẩm để dành cho tất cả mọi người.

Thị trường mục tiêu thường được phân loại theo độ tuổi, vị trí, thu nhập và lối sống. Việc xác định thị trường mục tiêu cụ thể cho phép một doanh nghiệp dựa vào các yếu tố thị trường cụ thể để tiếp cận và kết nối với khách hàng thông qua các nỗ lực bán hàng và marketing.

Việc thử nghiệm thị trường mục tiêu thường diễn ra trước khi sản phẩm được phát hành. Trong giai đoạn thử nghiệm, bạn có thể sử dụng các nhóm tập trung và giới thiệu sản phẩm hạn chế, cho phép bạn biết được khía cạnh nào của sản phẩm là mạnh nhất.

Khi sản phẩm được phát hành, công ty có thể tiếp tục theo dõi nhân khẩu học của thị trường mục tiêu của mình thông qua theo dõi bán hàng, khảo sát khách hàng và nhiều hoạt động khác cho phép công ty hiểu được nhu cầu của khách hàng.

3. Phân khúc thị trường

Việc phân chia thị trường mục tiêu thành các phân khúc khác nhau cũng đơn giản như việc chia dân số thành các nhóm có thể được đo lường bằng các đặc điểm chính. Bạn có thể phân chia theo nhân khẩu học, địa lí, hành vi, tâm lí học. Ví dụ khi bạn chọn phân khúc những người có thu nhập cao, họ có xu hướng những sản phẩm như Starbuck, nơi có truyền thông, dịch vụ ấn tượng, chất lượng sản phẩm ổn định thay vì các hãng cà phê kém tên tuổi hơn.

4. Thị trường mục tiêu và doanh số sản phẩm

Xác định thị trường mục tiêu là trọng tâm trong kế hoạch marketing, xác định các yếu tố cần thiết khác cho sản phẩm, chẳng hạn như các nỗ lực phân phối, giá cả và xúc tiến. Thị trường mục tiêu cũng quyết định các yếu tố quan trọng về bản thân sản phẩm. Trên thực tế, bạn có thể điều chỉnh một số khía cạnh của sản phẩm, chẳng hạn như lượng đường trong nước giải khát, để sản phẩm đó có nhiều khả năng được người tiêu dùng với các sở thích khác nhau có thể mua hơn. Các thị trường mục tiêu ngày càng mở rộng và phát triển là lý do nhiều hơn để các công ty theo dõi doanh số bán hàng và sở thích của khách hàng để phát triển các cơ hội doanh thu.

Danh mục Dịch vụ