ỨNG DỤNG MÔ HÌNH BRAND KEY TRONG XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU F&B
Các bạn đã biết đến mô hình Brand Key được Unilever đưa ra để mô tả các thuộc tính, thành phần của định vị, từ đó quản trị định vị của thương hiệu chưa? Nếu chưa hãy cũng AAU tìm hiểu thông tin với bài viết dưới đây nhé!
1. Mô hình brandkey là gì? Tại sao cần mô hình brandkey trong xây dựng thương hiệu ngành f&b?
Đây là một mô hình phổ biến được sử dụng trong việc phân tích định vị thương hiệu. Mô hình BrandKey sẽ cho người làm Marketing cái nhìn toàn diện về “khung xương” của một thương hiệu, định hướng cho các hoạt động Marketing sau này.
Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hầu hết các nhà sáng lập chưa quan tâm đến vấn đề xây dựng và định vị thương hiệu. Dẫn đến một hệ luỵ về lâu dài gây khó khăn trong quá trình phát triển và mở rộng thương hiệu trong tương lai. Do đó việc xác định một cách rõ ràng và có chiến lược, giúp cho quá trình vận hành của thương hiệu sẽ thống nhất trong cả hoạt động truyền thông và kinh doanh của thương hiệu.
Mô hình Brandkey còn là “kim chỉ Nam” cho nhiều hoạt động. Bên cạnh đó khi cụ thể hoá được các yếu tốt trong mô hình. Chúng ta sẽ xác định được điểm mạnh của thương hiệu, từ đó tập trung xây dựng giá trị cốt lõi.
2. Các yếu tố của mô hình brandkey – yếu tố liên quan đến khách hàng
- Root Streength (Điểm mạnh cốt lõi)
Đây là điểm mạnh cốt lõi mà thương hiệu bạn cần phải có. Nó có thể không quá to lớn, tuy nhiên cần phải rõ ràng và vững chắc. Đây là điểm mà thương hiệu phải thực sự tồn tại trong tâm trí khách hàng. Bạn sẽ được nhắc đến đầu tiên nếu hỏi khách hàng về thương hiệu F&B của bạn
- Market Definition (Xác định thị trường)
Câu hỏi đặt ra trước khi bước vào bất kì thị trường nào để kinh doanh đó là: “Chúng ta muốn bán cho thị trường nào?” Việc trả lời câu hỏi này nhằm mục đích định hướng cụ thể thị trường mà chúng ta muốn thâm nhập. Chẳng hạn bạn muốn mở quán Bear chill dành cho giới trẻ. Bạn nên xác định được độ lớn của thị trường thông qua việc xác định xem có bao nhiêu bạn trẻ trong khu vực. Đối thủ trong khu vực bán kính 5km có những ai. Có những yếu tố nào sẽ gây khó khăn khi bạn tham gia vào kinh doanh thị trường đó. Điều đó giúp bạn làm rõ ngay từ đầu các yếu tố có thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến bạn. Đồng thời giúp bạn nhắm đúng được mục tiêu mà chúng ta xác định sẽ kinh doanh.
- Target Consumer (Khách hàng mục tiêu)
Sau khi xác định được nhóm thị trường mục tiêu. Việc thứ hai vô cùng quan trọng không kém. Nếu như nói xác định thị trường là lựa chọn cho mình khu vực để bước chân vào. Thì hiểu khách hàng mục tiêu là nền tảng cho tất cả các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp càng hiểu khách hàng bao nhiêu thì họ sẽ càng dễ dàng chiếm lấy thị trường bấy nhiêu. Nếu khách hàng của bạn thích ngồi ở quán đông đúc, thích nghe nhạc nhẹ nhàng. Thì ngay từ ban đầu, việc xây dựng hình ảnh, hoạt động trong quán; cách bố trí bàn ghế, cách training cho nhân sự; cũng phải phù hợp với khách hàng mục tiêu. Để cụ thể hơn thì chúng ta có thể phân tích khách hàng mục tiêu theo nhiều yếu tố như; Nhân khẩu học, tâm lý, hành vi, quan điểm sống.
- Insight (Sự thật ngầm hiểu)
Insight là những suy nghĩ, mong muốn ẩn sâu bên trong tâm trí của người tiêu dùng mà có thể hiện nay họ chưa biết tới hoặc chưa suy nghĩ đến. Những suy nghĩ này nếu được khai thác đúng sẽ tạo lên một sức mạnh vô cùng to lớn cho thương hiệu F&B.
Tóm lại Insight phải đủ 3 ý chính:
1. Những mong muốn, suy nghĩ ẩn sâu của NTD
2. Khiến NTD ngạc nhiên và thốt lên “WOW thì ra vậy!”
3. Dựa vào đó thương hiệu F&B của bạn có thể tạo cảm hứng và thay đổi hành vi của NTD
Tại sao chúng ta cần phải có insight: Bạn biết đó khi lựa chọn bất kì sản phẩm hay dịch vụ nào mỗi chúng ta đều có 1 trăn trở, khó khăn từ đó mới đưa ra quyết định lựa chọn sản phẩm. Tuy nhiên Insight còn có thể là giá trị về mặt cảm tính như OMO “Dirt is good” – Bẩn nhưng tốt giúp cho các bà mẹ tin tưởng hơn và cho con được tự do khám phá, việc vấy bẩn đã có sản phẩm của chúng tôi lo.
Lưu ý quan trọng khi tìm hiểu insight:
1. Đừng tự nghĩ ra insight nó phải bắt nguồn từ khách hàng mục tiêu của bạn
2. Có nhiều dạng insight: insight truyền thông, Big insight (cho toàn bộ Brand), hay Insight cho từng nội dung, bài viết, ấn phẩm khác nhau. Cần lựa chọn insight đắt giá vừa thể hiện được giá trị của sản phẩm mà bạn cung cấp; liên quan gì đến khách hàng vừa phải đảm bảo tính thực tế không cố gượng ép giá trị sản phẩm của bạn vào insight đó.
3. Yếu tố liên quan đến sản phẩm và công ty
- Benefits (Lợi ích sản phẩm)
Trước đây hầu hết các nhà làm kinh doanh hoặc marketing đều nhắc nhều đến lợi ích; mà công ty/ thương hiệu cung cấp cho khách hàng. Tuy nhiên với sự phát triển của nền kinh tế. Nhu cầu khách hàng ngày càng phức tạp. Họ không đơn giản chỉ cần một sản phẩm tốt, họ cần một trải nghiệm tốt. Có 2 dạng lợi ích sản phẩm chính:
- Functional Benefits (Lợi ích lý tính):
Bao gồm các tính năng mà sản phẩm mang lại; loại lợi ích này phải được xây dựng trước tiên (ví dụ lợi ích quán rộng, nước ngon)
- Emotional Benefits (Lợi ích cảm tính):
Là những cảm xúc sản phẩm mang lại; chỉ được xây dựng sau khi đã xây dựng lợi ích lý tính (Ví dụ khi vào quán của bạn khách hàng cảm thấy gần gũi như ở nhà, hay họ cảm thấy được trở thành ông chủ khi được phục vụ tận tình)
- Reason to believe (Lí do để tin)
Bạn đã có sản phẩm tốt hay bạn đã có một dịch vụ tuyệt vời, bạn đã trường tồn và phát triển hơn 20 năm. Hay đơn giản là bạn đã được chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm của nhà nước. Đó chính là lý do mà khách hàng sẽ tin tưởng vào bạn. Hãy tập trung xây dựng cho mình những lý do đắt giá. Một vài lý do chúng ta thường gặp đó là thời gian. Bởi thời gian chứng minh rằng bạn làm tốt và lâu dài. Bạn có thể thấy những nhà hàng khẳng định tên tuổi trên logo của mình bằng cụm từ “since 1980” chẳng hạn. Đây là động lực rất lớn để khách hàng lựa chọn sản phẩm của bạn; thay vì hàng tá sản phẩm trên thị trường khác.
- Discriminator (Điểm khác biệt độc nhất)
Điểm khác biệt độc nhất, đúng như tên gọi của nó. Đây là thứ mà chỉ có bạn có trên thị trường. Nó có thể bắt nguồn từ công thức độc nhất, từ công nghệ chỉ có bạn sở hữu hay từ những yếu tố cảm xúc rất khác biệt. Nó chứng minh bạn không giống bất kì thương hiệu nào khác trên thị trường.
- Values, Belief, Personalities (Giá trị, niềm tin, tính cách)
Một thương hiệu cũng giống như con người. Thương hiệu cũng có những triết lý sống và hoạt động. Kèm theo đó là tính cách của thương hiệu đó. Nói đến Apple bạn sẽ nghĩ ngay đến sự tinh tế, sang trọng và tối giản. Hay nói đến Coffee Trung Nguyên Legend bạn sẽ nghĩ ngay đến những doanh nhân; những cuộc họp trang trọng cần không gian riêng tư. Đừng để người khác nghĩ về bạn một cách mơ hồ, hãy cho khách hàng thấy được triết lý sống mà bạn muốn hướng đến.
- Brand Essence (Giá trị cốt lõi)
Giá trị cốt lõi là sự tổng hợp tất cả các yếu tố trên thành 1 câu duy nhất. Nó như lời tuyên bố khẳng định chắc nịch của thương hiệu.
Tóm lại một thương hiệu F&B muốn vững mạnh và phát triển lâu dài phải đi xây dựng cho mình một yếu tố nền tảng vững chắc. Từ đó tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển. Đặc biệt là trong ngành F&B đang gần như bão hoà; và chịu ảnh hưởng sâu sắc của đại dịch Covid 19. Bạn có thể tham khảo thêm khoá học Set up toàn diện mô hình F&B chuyên nghiệp. Để biết được tất cả công cụ để thành công trong ngành F&B.