Giỏ hàng

Cách phân loại 03 mô hình Nhà hàng phổ biến tại Việt Nam

Hàng năm, thị trường Việt Nam luôn chào đón một số lượng lớn các nhà hàng, quán ăn liên tục được mở mới. Tuy nhiên, hầu hết các mô hình chỉ được phân loại thành 3 nhóm chính. Hãy cùng AAU Academy tìm hiểu về cách phân loại 3 mô hình Nhà hàng phổ biến tại Việt Nam thông qua các phân khúc khách hàng của từng mô hình.
 

Cách phân loại 03 mô hình Nhà hàng phổ biến tại Việt Nam

Cách phân loại 03 mô hình Nhà hàng phổ biến tại Việt Nam (Nguồn: Internet)

Mô hình Nhà hàng Thức ăn nhanh (Fast-food)

Mô hình Nhà hàng Thức ăn nhanh đang chiếm một thị phần lớn trong ngành F&B. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc phân khúc khách hàng của mô hình Nhà hàng Fast-food thường thực hiện dựa trên nhu cầu và động cơ. Cụ thể là 4 phân khúc khách hàng sau:
  • Nhóm đi theo gia đình: Phân khúc này thường tìm kiếm các thực phẩm tốt cho mọi lứa tuổi, có vị ngon, dịch vụ nhanh chóng và không gian thoải mái. Đồng thời, những thực khách này khá quan tâm đến giá của món ăn vì họ đang mua phần ăn cho nhiều người.
  • Nhóm yêu thích sản phẩm: Phân khúc khách hàng này thường chú trọng đến hương vị và tính nhất quán của sản phẩm. Họ thường nhanh chóng đưa ra quyết định mua hàng khi tiếp cận với quảng cáo, cách bày trí bên trong, bảng hiệu bên ngoài cửa hàng và các chương trình khuyến mãi.
  • Nhóm muốn tiết kiệm thời gian: Phân khúc này không có nhiều thời gian nên sẽ bị thu hút bởi tính chất “nhanh” và tiện lợi của mô hình Nhà hàng Fast-food. Những thực khách này không bị tác động quá nhiều bởi các chương trình khuyến mãi hoặc quảng cáo và ít trung thành với thương hiệu.
  • Nhóm cần nơi gặp gỡ: Phân khúc này sử dụng mô hình Nhà hàng Fast-food để làm nơi gặp gỡ. Vì thế, họ thường quan tâm đến vị trí, cơ sở vật chất của doanh nghiệp F&B.
 

Mô hình Thức ăn nhanh (Fast-food) có 4 phân khúc khách hàng mục tiêu chính

Mô hình Thức ăn nhanh (Fast-food) có 4 phân khúc khách hàng mục tiêuchính (Nguồn: Internet)

Mô hình Nhà hàng Casual Dining

Mô hình Nhà hàng Casual Dining là nhà hàng bình dân có không gian thoải mái, phục vụ cả món khai vị và đồ uống có cồn. Bạn có thể sử dụng cách phân khúc khách hàng mục tiêu theo nhân khẩu học cho mô hình này. Cụ thể là, khách hàng có thu nhập trung bình đến trung bình - cao và nhóm khách hàng là bạn bè, gia đình. Hoặc bạn có thể phân khúc theo mục đích như tiếp đối tác, đi với gia đình, tụ họp với bạn bè,....
 

Mô hình Casual dining

Mô hình Casual dining (Nguồn: Internet)

Mô hình Nhà hàng Fine Dining

Bên cạnh việc phân khúc theo nhân khẩu học, cụ thể là phân khúc theo thu nhập thì mô hình Nhà hàng Fine Dining còn được phân khúc theo mục đích của thực khách. Cụ thể là:
  • Nhóm sử dụng dịch vụ vào ngày đặc biệt: Phân khúc này thường thích sử dụng dịch vụ ở Nhà hàng Fine Dining vào những dịp đặc biệt như sinh nhật, cầu hôn, kỷ niệm ngày cưới,... bởi khung cảnh sự sang trọng mà nhà hàng mang lại. Vì thế, nếu muốn nhắm vào phân khúc này, hãy đảm bảo nhà hàng của bạn được trang bị tốt nhất từ trang trí đến đội ngũ nhân viên. Những yếu tố này sẽ giúp doanh nghiệp mang đến trải nghiệm tuyệt vời cho thực khách trong ngày đặc biệt của họ.
  • Nhóm thích thưởng thức các món ăn ngon: Phân khúc này yêu thích việc thưởng thức các món ăn ngon. Bên cạnh đó, họ còn đề cao sự trải nghiệm và đồng hành của nhà hàng trong quá trình thưởng thức ẩm thực thông qua sự kết hợp của rượu vang, dịch vụ,... với món ăn.
  • Nhóm muốn được trải nghiệm: Phân khúc này thường chú ý đến các chi tiết của nhà hàng như thiết kế nội thất, cách trình bày món ăn, dịch vụ và bầu không khí. Những thực khách này sẵn sàng chi trả cao hơn nếu nhà hàng thật sự tạo được trải nghiệm đáng nhớ cho họ.
  • Nhóm muốn thể hiện bản thân: Phân khúc này thường muốn gây ấn tượng với người khác bằng cách thể hiện bản thân là người biết thưởng thức và sẵn sàng chi trả cho các món ăn ngon. Đồng thời, đối với một số thực khách trong phân khúc này, việc sử dụng dịch vụ tại Nhà hàng Fine Dining còn giúp khẳng định địa vị xã hội của họ.
 

Phân khúc khách hàng cho mô hình Fine Dining

Phân khúc khách hàng cho mô hình Fine Dining (Nguồn: Internet)
Thông qua bài viết trên, AAU Academy đã gợi ý cho bạn cách phân loại 3 mô hình Nhà hàng phổ biến tại Việt Nam thông qua các phân khúc khách hàng của từng mô hình. Nếu bạn vẫn còn chưa biết cách phân khúc nào là phù hợp cho mô hình kinh doanh F&B của mình, hãy tham gia ngay KHOÁ HỌC XÂY DỰNG CHUỖI F&B CHUYÊN NGHIỆP của AAU Academy. Khóa học này sẽ hướng dẫn từ nghiên cứu thị trường, phân khúc khách hàng mục tiêu đến quy trình vận hành để bạn thành công xây dựng mô hình kinh doanh F&B của bản thân.

Danh mục Dịch vụ