Giỏ hàng

Marketing F&B là gì? 18 chiến lược marketing F&B 2023

F&B là một thị trường tiềm năng nhưng lại có mức độ cạnh tranh cao. Vì thế, để doanh nghiệp F&B có thể định vị hình ảnh thương hiệu và thu hút được nhiều khách hàng thì chiến lược marketing cụ thể là điều không thể thiếu. Vậy cụ thể, marketing F&B là gì? 18 chiến lược marketing mảng F&B bứt phá năm 2023 là gì? Hãy cùng AAU Academy tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Marketing F&B là gì?

Marketing F&B là gì? Marketing F&B (còn gọi là Marketing ngành ẩm thực) là các hoạt động tìm cách thỏa mãn nhu cầu của thực khách lẫn về món ăn, dịch vụ đến hình thức quảng bá hình ảnh thương hiệu. Từ đó giúp tăng độ nhận diện thương hiệu và doanh thu cho doanh nghiệp F&B.
Sau đại dịch Covid-19, ngành F&B đã có sự thay đổi tất yếu từ hình thức ăn uống trực tiếp sang đặt thức ăn online. Vì thế, marketing mảng F&B cần không ngừng đổi mới để tiếp cận với đối tượng khách hàng mục tiêu. Tuy marketing không phải là công cụ mang lại doanh thu trực tiếp cho doanh nghiệp nhưng lại giúp định vị thương hiệu, giúp doanh nghiệp có chỗ đứng trên thị trường.Tuy nhiên, nếu bạn không sử dụng đúng cách thì marketing có thể làm doanh nghiệp F&B của bạn thất bại hoàn toàn.
 

Marketing F&B là gì?

Marketing F&B là gì? (Nguồn: Sưu tầm)

Mục đích của chiến lược marketing trong ngành F&B

Một chiến lược marketing tốt sẽ giúp ích rất nhiều cho mô hình kinh doanh F&B của bạn. Cụ thể là:
  • Có được nguồn khách hàng tiềm năng. Đây chính là nguồn sống cho mọi doanh nghiệp.
  • Tăng lòng trung thành của khách hàng. Bởi vì đây là kênh truyền thông ít chi phí nhất. Đồng thời, khách hàng cũ cũng là nhóm đối tượng dễ dàng mua hàng nhất.
  • Mọi chiến lược marketing dài hạn đều tập trung vào việc xây dựng và định vị thương hiệu trong tâm trí của khách hàng.

Thách thức khi thực hiện F&B marketing

Trong thời đại mà các doanh nghiệp F&B không ngừng phát triển và mở rộng, khách hàng ngày càng có nhiều lựa chọn cho nhu cầu ăn uống của mình. Vì thế, khi thực hiện F&B marketing, doanh nghiệp cũng sẽ phải đối mặt với các khó khăn sau:

1/ Khó tạo bản sắc riêng

Thay vì tập trung vào việc cung cấp đa dạng món ăn, bạn nên chọn ra một loại thức ăn/đồ uống riêng biệt cho doanh nghiệp F&B của mình. Bởi vì khi bạn cung cấp cho thực khách quá nhiều sự lựa chọn thì càng khó định vị thương hiệu của bạn trong tâm trí của họ.
Những mô hình chuyên cung cấp một loại thức ăn sẽ dễ dàng để lại ấn tượng trong tâm trí khách hàng hơn. Ví dụ điển hình là chuỗi F&B cung cấp thức ăn nhanh - McDonald's, Lotteria, KFC; mô hình cung cấp thức ăn Nhật Bản - Sushi Cô Bông,....
 

Thách thức khi thực hiện F&B marketing là gì?

Sushi Cô Bông là mô hình cung cấp đồ ăn Nhật nổi tiếng tại Quận 4 Tp.HCM (Nguồn: Sưu tầm)

2/ Phải đủ sức giữ chân khách hàng cũ

Vì thị trường F&B có tiềm năng lớn nên ngày càng có nhiều đối thủ gia nhập thị trường. Vì thế, việc khách hàng đánh giá tốt cho doanh nghiệp F&B của bạn không đồng nghĩa với việc họ sẽ không lựa chọn các mô hình khác với các món ăn và dịch vụ mới vào lần tiếp theo.
Do đó, marketing mảng F&B không chỉ có vai trò tạo thu hút khách hàng mới mà còn phải giữ chân khách hàng cũ và xây dựng số lượng khách hàng trung thành nhất định cho doanh nghiệp. Để làm được điều này, bên cạnh chất lượng sản phẩm và cách phục vụ của nhân viên, doanh nghiệp cần đẩy mạnh các chính sách thẻ thành viên, ưu đãi dành cho khách hàng thân thiết, chính sách quà tặng,...
 

Marketing F&B cần phải đủ sức giữ chân khách hàng cũ

Marketing F&B cần phải đủ sức giữ chân khách hàng cũ (Nguồn: Sưu tầm)

3/ Phải chạy theo gu ẩm thực của thực khách

Các doanh nghiệp F&B luôn có nỗi lo khá lớn với xu hướng thay đổi gu ẩm thực liên tục của người dùng. Vì thế, doanh nghiệp cần phải không ngừng tìm hướng đi mới để bắt kịp thị hiếu khách hàng và tạo được chỗ đứng nhất định trên thị trường.

18 chiến lược marketing F&B bứt phá năm 2023

Trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, các marketers sẽ không thiếu các cách để tiếp cận với khách hàng mục tiêu và tiềm năng của doanh nghiệp. Vì thế, điều marketer cần làm chính là tìm ra chiến lược marketing phù hợp với doanh nghiệp để có được chỗ đứng trong tâm trí khách hàng. AAU sẽ gợi ý cho bạn 18 chiến lược marketing F&B đón đầu năm 2023:

Xây dựng định vị thương hiệu

Để có được chỗ đứng trong ngành F&B cạnh tranh khốc liệt thì bản thân mỗi doanh nghiệp phải giải được bài toán định vị thương hiệu. Cụ thể, khi thực hiện định vị thương hiệu, bạn cần xác định được mục tiêu kinh doanh, sản phẩm mà bạn cung cấp cùng với đối tượng khách hàng mục tiêu, để thực hiện doanh nghiệp bạn phải trả lời được các câu hỏi sau:
  • Doanh nghiệp F&B của bạn sẽ cung cấp những món ăn/thức uống gì?
  • Doanh nghiệp của bạn đã có độ nhận diện thương hiệu với khách hàng trong và ngoài khu vực bạn kinh doanh chưa?
  • Làm thế nào để khách hàng nhớ và chọn thương hiệu của bạn thay vì các thương hiệu khác?

Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu

Bộ nhận diện thương hiệu như logo, website, ấn phẩm truyền thông, màu sắc thương hiệu,... đều có ảnh hưởng lớn đến việc tạo bản sắc riêng và độ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp. Điển hình là việc in logo lên đĩa đựng thức ăn, dụng cụ ăn uống, hộp take away,... đều rất cần thiết để xây dựng bộ nhận diện thương hiệu. Lợi ích cụ thể của bộ nhận diện thương hiệu là:
Đối với doanh nghiệp F&B:
  • Giúp khách hàng dễ dàng nhận biết sản phẩm/dịch vụ của mình giữa các đối thủ cạnh tranh.
  • Khẳng định vị trí của thương hiệu trên thị trường.
  • Đã có uy tín nên dễ dàng đàm phán với các bên cung cấp nguyên vật liệu.
  • Xây dựng lòng tin của khách hàng đối với mô hình kinh doanh của bạn.
  • Tăng lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu.
Đối với khách hàng:
  • Dễ dàng nhận biết sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.
  • Tiết kiệm chi phí tìm kiếm thông tin cho khách hàng vì bộ nhận diện đã cung cấp các thông tin cơ bản về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Dễ dàng lựa chọn địa điểm ăn uống phù hợp với nhu cầu và mong muốn của bản thân.
  • Tạo cảm giác được sử dụng một dịch vụ đẳng cấp, uy tín, chuyên nghiệp.
 

Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu nhất quán là chiến lược marketing F&B cần thiết

Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu nhất quán là chiến lược marketing F&B cần thiết (Nguồn: Sưu tầm)

Xây dựng Unique Selling Point (USP)

Unique Selling Point (USP) có nghĩa là đặc điểm bán hàng độc nhất. Đây là yếu tố giúp doanh nghiệp tạo ra giá trị độc nhất và làm doanh nghiệp nổi bật giữa các đối thủ cạnh tranh. Trong ngành F&B, USP thường là sự nổi bật về hương vị, chất lượng của nguyên liệu, độ an toàn, dinh dưỡng, cách trang trí món,... của mô hình kinh doanh của bạn.

Thiết kế bao bì sản phẩm

Bao bì sản phẩm là một trong các yếu tố quan trọng của chiến lược 4Ps trong marketing. Vì thế, các doanh nghiệp F&B cần đặc biệt chú trọng vào khâu thiết kế bao bì sản phẩm. Một bao bì sản phẩm đủ gây ấn tượng và thu hút người dùng cần phải có sự hài hòa về các yếu tố font chữ, hình ảnh chủ đạo, logo thương hiệu,... và tạo nên đặc trưng cho sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, logo và bao bì sản phẩm cũng giúp bạn xây dựng menu, tài liệu quảng cáo, danh thiếp, social media hay Google Ads hiệu quả và ấn tượng hơn.
 

Cần đặc biệt chú trọng vào khâu thiết kế bao bì sản phẩm trong chiến lược marketing F&B

Cần đặc biệt chú trọng vào khâu thiết kế bao bì sản phẩm (Nguồn: Internet)

Xây dựng website cho doanh nghiệp

Website là một kênh marketing hữu ích đối với mọi doanh nghiệp. Vì thế, để thực hiện một chiến lược marketing dài hạn và bền vững, bạn cần có website của riêng doanh nghiệp và thực hiện SEO. Các marketers nên cung cấp nội dung hay, hữu ích để phục vụ quá trình SEO cho website và tích hợp marketing trên các nền tảng social media.

Xây dựng các kênh social media cho doanh nghiệp

Theo báo cáo của We Are Social vào tháng 2/2022, số người dùng social media tại Việt Nam đã lên đến 76.95 triệu người, tương đương với 78.1% dân số. Vì thế, các kênh social media chính là phương tiện marketing mà các doanh nghiệp không nên bỏ qua, đặc biệt là các doanh nghiệp F&B với tệp khách hàng lớn, đa dạng.
Với mỗi kênh social media, bạn cần xây dựng chiến lược content F&B trên mạng xã hội khác nhau. Cụ thể, trên Facebook, bạn nên chọn được tông màu chủ đạo cho fanpage của mình và thường xuyên đăng bài vào những khung giờ cố định. Đồng thời, bạn nên cập nhật thông tin của doanh nghiệp thường xuyên để tăng độ tin cậy và khiến khách hàng ghi nhớ mô hình của bạn lâu hơn.
Trong khi đó, với các bài đăng trên Instagram, bạn nên đầu tư vào hình ảnh và video hơn đẹp, ngon mắt, hấp dẫn. Bởi vì hai hình thức bài đăng này sẽ tiếp cận và thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng. Thêm vào đó, kênh truyền thông này có lượng người dùng trong độ tuổi từ 18-24 và được nhiều KOL sử dụng. Vì thế, Instagram đang trở thành kênh social media ưu việt nhất với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là các doanh nghiệp F&B.

Sử dụng Gamification

Gamification (Game hóa) là thuật ngữ chỉ việc áp dụng các thành phần của game như luật chơi, cách chơi, kỹ thuật chơi,... vào một hoạt động bất kỳ. Mục đích của các hoạt động này là thu hút, khuyến khích và tạo động lực cho người dùng tích cực tham gia vào các hoạt động tương tự của doanh nghiệp trong tương lai. Các hình thức Gamification phổ biến là hệ thống tích điểm, bảng xếp hạng, tặng voucher,....
Đối với các doanh nghiệp F&B, bạn có thể áp dụng hình thức này bằng cách xây dựng hệ thống tích điểm nhận quà trên website hoặc fanpage thông qua các hình thức như:
  • Tham gia minigame
  • Đặt câu hỏi
  • Viết bài chia sẻ trải nghiệm
  • Bình luận trong bài viết
  • Đánh giá trên website.
Bạn có thể đưa ra các phần thưởng có giá trị đến từ doanh nghiệp khi các hành động của họ nằm trong top 1, top 3 hoặc top 5 trong chương trình tổ chức game của bạn.
 

Gamification của McDonald's

Gamification của McDonald's (Nguồn: Sưu tầm)

Tổ chức sự kiện

Bạn có thể tổ chức các sự kiện ẩm thực theo các dịp lễ hoặc mùa như Giáng Sinh, Tết, Valentine,.... Trong các sự kiện này, bạn có thể cung cấp cho khách hàng những chính sách khuyến mãi, mẫu dùng thử,.... Tuy nhiên, để sự kiện diễn ra thành công và đạt hiệu quả cao, bạn cần kết hợp quảng cáo trực tiếp, cập nhật thông tin về sự kiện trên fanpage, banner ads,... nhằm tiếp cận nhiều khách hàng hơn.

Hợp tác với KOL để xây dựng video review

Trong những năm gần đây, video review đang chiếm lĩnh các phương tiện truyền thông và mang lại hiệu quả ngoài mong đợi. Đặc biệt là trong lĩnh vực F&B, các video dạng dạy nấu ăn, review đồ ăn, thức uống có ảnh hưởng lớn đến quyết định lựa chọn địa điểm dừng chân của khách hàng. Vì thế, nếu doanh nghiệp của bạn đang kinh doanh trong lĩnh vực F&B thì việc xây dựng blog bao gồm cả hình ảnh và video review hoặc một kênh Youtube về ẩm thực là vô cùng cần thiết.
Bạn có thể hợp tác với các KOL để gia tăng hiệu quả của hình thức này. Đồng thời, ưu điểm của hình thức này là ngân sách chi trả không phải quá cao (dao động từ 10 - 50 triệu đồng) và bạn hoàn toàn có thể kiểm soát thông qua lựa chọn về kênh hoặc KOL bạn muốn thuê.

Liên kết với các thương hiệu khác

Mỗi một thương hiệu đều có một thể mạnh riêng nên việc hợp tác với các thương hiệu khác sẽ giúp sản phẩm của cả các thương hiệu được quảng bá rộng rãi hơn. Việc này không chỉ giúp gia tăng giá trị cho người tiêu dùng mà còn thúc đẩy nguồn doanh thu khác, tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Ví dụ điển hình cho tính hiệu quả của cách liên kết thương hiệu là thương hiệu nước giải khát như Pepsi, Coca Cola đã liên kết với các thương hiệu đồ ăn nhanh như KFC, Pizza Hut, McDonald's,...
 

Coca-Cola liên kết với thương hiệu McDonald's

Coca-Cola liên kết với thương hiệu thức ăn nhanh - McDonald's (Nguồn: Sưu tầm)

Hợp tác với các trang/app cung cấp địa điểm ăn uống

Trong thời đại công nghệ thông tin đang không ngừng phát triển như hiện nay thì thực khách, đặc biệt là giới trẻ, có xu hướng sử dụng điện thoại di động để tìm kiếm các nhà hàng ngon và gần họ. Vì thế, việc hợp tác với các trang/app cung cấp địa điểm ăn uống là chiến lược marketing bạn không nên bỏ qua. Khi doanh nghiệp F&B của bạn hiện diện trên các trang/app cung cấp địa điểm ăn uống thì sẽ tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng hơn. Một số app/trang cung cấp địa điểm ăn uống mà bạn có thể tham khảo là: Foody, Địa Điểm Ăn Uống, Thánh ăn,....

Email marketing

Chiến lược marketing F&B này chỉ thực sự hiệu quả khi bạn đã có thông tin và danh sách khách hàng tiềm năng. Bạn có thể gửi email hàng tuần/ hàng tháng để giới thiệu về sản phẩm mới, chương trình giảm giá đặc biệt, sự kiện được tổ chức trong tháng,.... cho các khách hàng tiềm năng hoặc khách hàng cũ.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý khi thực hiện email marketing là nên viết tiêu đề sao cho thu hút, cung cấp giá trị thực và có thể in hoa các từ bạn muốn nhấn mạnh như OFFER, DISCOUNT, EVENT,…. Bên cạnh đó, nội dung mà bạn viết cần phải ngắn gọn, súc tích, cá nhân hóa để tạo sự chú ý cho khách hàng.
 

Email marketing là chiến lược marketing F&B bạn không nên bỏ qua

Email marketing là chiến lược marketing F&B bạn không nên bỏ qua (Nguồn: Sưu tầm)

Tổ chức các chương trình Countdown

Chiến lược marketing này sử dụng hiệu ứng tâm lý FOMO (Fear of missing out - Hội chứng sợ bỏ lỡ) của khách hàng. Chiến lược này tuy không còn xa lạ trong ngành hàng F&B nhưng lại luôn mang đến kết quả tốt.
Ví dụ điển hình của chiến lược này là các chương trình Happy Hour. Bạn có thể tổ chức chương trình giảm giá 30% tổng bill vào một khung giờ nhất định trong ngày hoặc một ngày nhất định trong tuần.
Tuy nhiên, để áp dụng chiến lược marketing F&B này hiệu quả nhằm tăng doanh số, bạn nên quan sát và nghiên cứu thời điểm vắng khách của doanh nghiệp. Nếu bạn áp dụng chương trình Countdown trong các thời điểm này thì bạn vừa nâng cao doanh số bán hàng thời điểm vắng khách, vừa giảm áp lực khách hàng trong những giờ cao điểm.

Quảng cáo theo vị trí

Khi mọi người di chuyển hoặc đi du lịch, họ thường có xu hướng tìm kiếm thông tin quán ăn, nhà hàng ở gần mình để ăn uống hoặc tổ chức lễ. Ví dụ điển hình là các nhân viên công sở thường tìm địa điểm nhà hàng để chill cùng đồng nghiệp sau một ngày làm việc vất vả. Nếu công ty của họ ở Quận 3, xu hướng tìm kiếm của họ sẽ là các keyword như nhà hàng ngon rẻ quận 3, nhà hàng quận 3 cao cấp, sang trọng,....
Vì thế, quảng cáo của bạn sẽ dễ tiếp cận và thu hút thực khách hơn nếu bạn sử dụng quảng cáo theo vị trí trên Google Adwords, Facebook, Twitter,.... Bên cạnh đó, quảng cáo thông minh theo vị trí sẽ giúp doanh nghiệp đánh vào đúng thời khắc quyết định của khách hàng.
 

Quảng cáo theo vị trí là một trong các chiến lược marketing F&B hiệu quả

Quảng cáo theo vị trí là một trong các chiến lược marketing F&B hiệu quả (Nguồn: Sưu tầm)

SEO Local

Đây là thủ thuật SEO nhằm tối ưu hóa website để nó xuất hiện ở vị trí đầu tiên trên các công cụ tìm kiếm đối với các từ khóa liên quan đến địa điểm. Công thức thường xuất hiện khi người dùng tìm kiếm địa điểm là “sản phẩm/dịch vụ + miêu tả (nếu có) + ở/tại + khu vực”. Ví dụ như nhà hàng ở quận 2, nhà hàng bình dân tại quận 1, nhà hàng sang trọng ở quận 1,....
Việc sử dụng SEO Local sẽ giúp doanh nghiệp F&B của bạn dễ dàng tiếp cận với đối tượng khách hàng mục tiêu và đang có nhu cầu cụ thể. Từ đó giúp tăng doanh thu và không tốn thời gian để cạnh tranh với các website không thực sự là đối thủ của bạn.

Đẩy mạnh User-generated content (UGC)

User-generated content (UGC) là nội dung do người dùng tạo ra. Rất nhiều ngành nghề sử dụng UGC nhưng UGC được sử dụng phổ biến và hiệu quả nhất là đối với ngành hàng F&B. Việc khuyến khích khách hàng tạo ra nội dung không chỉ giúp tăng tương tác của người dùng thực đối với thương hiệu, mà còn giúp doanh nghiệp của bạn tạo sự thân mật, gần gũi với khách hàng.
Ví dụ điển hình cho chiến lược marketing sử dụng UGC là tổ chức cuộc thi để người dùng chia sẻ khoảnh khắc ăn uống tại doanh nghiệp F&B của bạn và đăng kèm hashtag. Phần thưởng có thể là voucher giảm giá, một bữa ăn/sản phẩm miễn phí hoặc các phần thường có giá trị đến từ doanh nghiệp.

Xây dựng profile cho các món ăn

Trong bối cảnh ngày càng có nhiều doanh nghiệp F&B xuất hiện như hiện nay thì nguyên liệu/nguồn gốc, xuất xứ của món ăn cũng là điều mà thực khách đặc biệt quan tâm. Nếu mô hình của bạn có nguyên liệu chất lượng hoặc kỹ thuật chế biến mới lạ, hãy thể hiện nó cho khách hàng thông qua profile về các món ăn. Profile có thể được đăng trên website, fanpage, ngay trong cửa hàng hoặc mang kèm thực đơn đưa đến cho khách hàng lựa chọn.
Đối với profile cho các món ăn, bạn không chỉ nên dùng chữ mà bạn nên sử dụng infographic hoặc hình ảnh minh họa để vẽ ra cho khách hàng thấy rõ câu chuyện của doanh nghiệp. Một số thông tin mà bạn nên đưa vào profile là:
  • Nguồn gốc món ăn
  • Nguyên liệu chế biến
  • Lợi ích về dinh dưỡng
  • Công đoạn chế biến: Nếu có kỹ thuật đặc biệt hoặc độc nhất, bạn nên đưa vào phần này.
  • Ý nghĩa món ăn.
 

Profile cho các món ăn của Pizza Dough

Profile cho các món ăn của Pizza Dough (Nguồn: Sưu tầm)

Tổ chức các lớp dạy nấu ăn/chế biến đồ uống

Một số lợi ích của việc tổ chức các lớp dạy nấu ăn/chế biến đồ uống mà bạn không nên bỏ qua là:
  • Tạo cơ hội để khách hàng mục tiêu tìm hiểu về sản phẩm và tham quan cửa hàng của bạn thông qua các buổi học.
  • Giúp kết nối doanh nghiệp với khách hàng.
  • Mang về một nguồn doanh thu khác nếu buổi học của bạn có tính phí. Tuy nhiên, các buổi học này đa phần là để phục vụ cho chiến lược marketing nên bạn có thể không thu phí hoặc chỉ thu phí tượng trưng và giới hạn số người tham gia.
Bạn có thể chia sẻ thông tin về lớp học trên website và fanpage để tạo uy tín và tăng sức hút cho thương hiệu.
Thông qua bài viết trên, AAU Academy đã giới thiệu đến bạn Marketing F&B là gì? 18 chiến lược marketing F&B chuyên nghiệp. Nếu bạn muốn tìm hiểu chiến lược marketing phù hợp với doanh nghiệp của mình, hãy tham gia khóa học XÂY DỰNG HỆ THỐNG VẬN HÀNH CHUỖI F&B CHUYÊN NGHIỆP của AAU. Tại đây, bạn sẽ có được kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn từ các chuyên gia.

Danh mục Dịch vụ