Giỏ hàng

Tiềm năng và xu hướng phát triển ngành F&B Việt Nam 2023

Theo một số nghiên cứu, mức chi tiêu dành cho ăn uống của người Việt chiếm từ 35% đến 48% thu nhập. Vì thế, Việt Nam chính là thị trường màu mỡ và đầy tiềm năng đối với các nhà đầu tư, khởi nghiệp muốn tham gia vào ngành F&B. Tuy nhiên, thói quen tiêu dùng của thực khách đã có sự thay đổi lớn kể từ sau đại dịch Covid-19 và khiến nhiều mô hình kinh doanh F&B phải có sự thay đổi để thích nghi. Vì thế, trước khi tham gia vào thị trường này, bạn nên tìm hiểu về xu hướng phát triển của ngành hàng qua từng năm. Trong bài viết dưới đây, AAU Academy sẽ mang đến cho bạn cái nhìn bao quát, toàn diện về tiềm năng và xu hướng phát triển ngành F&B tại Việt Nam 2023.

Ngành F&B là gì?

F&B là viết tắt của từ Food and Beverage, có nghĩa là thực phẩm và đồ uống. Ngành F&B là các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm và đồ uống tại một thị trường cụ thể. Đồng thời, ngành này chiếm tỷ trọng quan trọng trong tổng thể ngành nông nghiệp.
Ngành F&B được chia thành 2 mảng chính là sản xuất và phân phối. Mảng sản xuất bao gồm hoạt động tạo ra và chế biến các loại thực phẩm và đồ uống, bao gồm hầu hết các mặt hàng đóng gói và chế biến sẵn. Tuy nhiên, các loại thực phẩm và đồ uống được sản xuất thông qua canh tác hoặc trồng trọt mà không được chế biến thì không thuộc ngành F&B mảng sản xuất vì chúng là một phần của ngành nông nghiệp.
Mảng phân phối trong ngành F&B sẽ liên quan đến các hoạt động vận chuyển hoặc các phương pháp liên quan đến việc cung cấp sản phẩm đến tay người dùng. Mảng này bao gồm các công ty vận chuyển đến nhà bán lẻ, nhà hàng và trực tiếp đến người dùng.
Tuy nhiên, trên thực tế, khách hàng quen thuộc với dịch vụ F&B trong các khách sạn hoặc mô hình kinh doanh F&B độc lập bên ngoài như nhà hàng, pub, quán cafe,....
 

Ngành F&B được chia thành 2 mảng chính là sản xuất và phân phối

Ngành F&B được chia thành 2 mảng chính là sản xuất và phân phối (Nguồn: Sưu tầm)

Tiềm năng ngành F&B tại Việt Nam

Theo báo cáo của D’Corp, trong năm 2021, Việt Nam đã có hơn 540.000 doanh nghiệp F&B. Trong đó, mô hình kinh doanh có quy mô siêu nhỏ chiếm khoảng 51,56% (cụ thể là 278.424 doanh nghiệp), quy mô nhỏ chiếm 28,44% (khoảng 153.576 doanh nghiệp), quy mô vừa chiếm 6,32% (khoảng 34.128 doanh nghiệp) và quy mô lớn chiếm 13,68% (khoảng 73.872 doanh nghiệp).
Bên cạnh đó, theo báo cáo của BMI, ngành F&B đã đóng góp 15.8% vào GDP quốc gia. Đồng thời, chi tiêu cho thực phẩm và đồ uống chiếm 35% trong tổng cơ cấu chi tiêu tháng của mỗi cá nhân.
Theo báo cáo mới nhất của VNDIRECT, kể từ năm 2022, ngành F&B sẽ phục hồi và tăng trưởng nhanh chóng. Nguyên nhân là do nhu cầu tiêu dùng nội địa được phục hồi và các dịch vụ ăn uống dần mở lại sau đại dịch COVID-19 cùng các chính sách kích cầu của chính phủ, đặc biệt là ngành du lịch. Đồng thời, nhu cầu hưởng thụ và mong muốn trải nghiệm của người dùng ngày càng cao nên Việt Nam được dự đoán sẽ nằm trong top 3 các quốc gia châu Á có tốc độ phát triển ngành F&B cao.
Tuy nhiên, những con số thống kê này cũng nói lên mức độ cạnh tranh khốc liệt của ngành F&B. Vì thế, để bắt kịp và tạo nên xu hướng trên thị trường, bạn nên tìm hiểu về xu hướng phát triển ngành F&B trong năm 2023.
 

Tiềm năng phát triển của ngành F&B

Tỷ lệ mô hình kinh doanh F&B 2021

6 xu hướng phát triển ngành F&B tại Việt Nam năm 2023

Thế hệ trẻ là tệp khách hàng tiềm năng

Theo thống kê dân số Việt Năm năm 2021, thế hệ Gen Y và Gen Z chiếm 35% trong tổng dân số. Đồng thời, theo thống kê Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc, dân số trong độ tuổi 16-30 chiếm 25% và hơn 20% dân số dưới 14 tuổi. Thống kê này cho thấy Việt Nam là quốc gia có dân số trẻ.
Trong đó, Gen Z là thế hệ sẵn sàng chi tiêu 1/3 thu nhập cho việc ăn uống. Vì thế, thế hệ trẻ được đánh giá sẽ trở thành nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu, mang đến sự sáng tạo cho ngành F&B trong năm 2023.
 

Xu hướng phát triển của ngành F&B - Tập trung vào thế hệ trẻ

Thế hệ trẻ là tệp khách hàng tiềm năng mà các doanh nghiệp F&B (Nguồn: Sưu tầm)

Nhu cầu ăn uống lành mạnh tăng

Để hạn chế tối đa các nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, người dùng đang hướng đến việc sử dụng các sản phẩm tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, kể từ sau đại dịch COVID-19, khách hàng có xu hướng sẵn sàng chi nhiều tiền hơn cho các thực phẩm dinh dưỡng có nguồn gốc thực vật, thực phẩm có nguyên liệu tốt cho sức khỏe hoặc các thực phẩm hữu cơ.
Vì thế, nhu cầu ăn kiêng kiểu mới như chế độ ăn uống không chứa gluten, Eat Clean hoặc Keto đang dần trở thành xu hướng mới. Các doanh nghiệp F&B có thể sử dụng thói quen ăn uống lành mạnh này cùng các thói quen khác của thực khách như thích ăn vặt nhưng lại mong muốn đồ ăn vặt lành mạnh, không thích ăn một mình,... để xây dựng mô hình kinh doanh phù hợp.
Bên cạnh đó, người dùng đã có nhận thức đầy đủ hơn về môi trường xung quanh để đưa ra lựa chọn mua thực phẩm phù hợp với sức khỏe mà họ đang theo đuổi. Sự thay đổi về xu hướng tiêu dùng của khách hàng đã khuyến khích ngành F&B tập trung phát triển những giá trị bền vững hơn.
Đồng thời, việc này cũng giúp mở ra xu hướng mới cho những doanh nghiệp muốn gia nhập vào thị trường F&B. Để phát triển doanh nghiệp F&B theo hướng bền vững, bạn nên có quá trình xây dựng thương hiệu cẩn thận và kỹ lưỡng, từ khẩu tìm nguyên vật liệu cho đến việc đóng gói sản phẩm và các quy trình liên quan.
 

Xu hướng phát triển của ngành F&B - Nhu cầu ăn uống lành mạnh tăng

Nhu cầu ăn uống lành mạnh tăng (Nguồn: Sưu tầm)

Yêu cầu cao đối với an toàn thực phẩm

Người dùng ngày càng khắt khe hơn đối với an toàn vệ sinh thực phẩm. Họ sẵn sàng chi nhiều tiền hơn cho các sản phẩm được áp dụng các công nghệ tiên tiến trong cách thức chế biến, đóng gói và bảo quản. Vì thế, các doanh nghiệp ngành F&B hoặc các cửa hàng cung cấp thực phẩm được kiểm định chất lượng sẽ có lợi thế hơn.
 

Xu hướng phát triển của ngành F&B - Yêu cầu cao đối với an toàn thực phẩm

Yêu cầu cao đối với an toàn thực phẩm (Nguồn: Sưu tầm)

Ứng dụng công nghệ số vào phân phối đa kênh

Có 3 nguyên nhân chính mà bất kỳ doanh nghiệp F&B nào cũng nên ứng dụng công nghệ số vào việc phân phối là:
  • Giảm chi phí duy trì doanh nghiệp cho các mô hình kinh doanh nhỏ như chi phí thuê mặt bằng, chi phí trang thiết bị,....
  • Có thể tăng chi phí marketing và tập trung vào việc đầu tư vào content, cải thiện dịch vụ khách hàng và xây dựng quy trình vận hành F&B tiêu chuẩn giúp tăng doanh số.
  • Đại dịch COVID-19 đã thay đổi xu hướng mua sắm của khách hàng từ trực tiếp thành trực tuyến. Điều này đã khiến hơn 70% doanh nghiệp F&B phải xuất hiện trên các kênh thương mại điện tử để thích nghi và phát triển nhằm thu hút khách hàng.
Các kênh thương mại điện tử nổi tiếng hiện nay là Shopee, Lazada, Tiki cho phép các doanh nghiệp F&B bán trực tiếp sản phẩm cho người dùng. Vì thế, bất kỳ mô hình kinh doanh F&B nào cũng có thể thiết lập một cửa hàng trực tuyến để gia nhập vào thị trường F&B đầy tiềm năng.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp F&B cung cấp các dịch vụ ăn uống cũng nên phân phối trên các app giao hàng như ShopeeFood, BAEMIN, GrabFood,... để tiếp cận với nhiều khách hàng hơn. Các app giao hàng này có số lượng khách hàng tiêu dùng và trung thành khá lớn nhờ các chương trình giảm giá, hoàn tiền.
Vì thế, sự xuất hiện của doanh nghiệp trên các nền tảng này sẽ giúp tăng độ nhận diện thương hiệu. Đây cũng là xu hướng phát triển của ngành F&B năm 2023 mà các doanh nghiệp không nên bỏ qua.
 

Xu hướng phát triển của ngành F&B - Ứng dụng công nghệ số vào phân phối đa kênh

Ứng dụng công nghệ số vào phân phối đa kênh (Nguồn: Sưu tầm)

Ứng dụng công nghệ số trong việc sản xuất và quản lý doanh nghiệp

Các doanh nghiệp F&B nên đẩy mạnh việc đầu tư và đổi mới hệ thống phân phối và không ngừng điều chỉnh tỷ trọng giữa kênh bán hàng trực tuyến và trực tiếp. Bạn có thể dễ dàng thấy các mô hình kinh doanh chuỗi F&B đã phát triển các ứng dụng nhằm nâng cao trải nghiệm mua sắm của khách hàng. Đồng thời, họ cũng đầu tư lớn vào việc đổi mới thiết kế bao bì, xây dựng thương hiệu và phát triển các dòng sản phẩm. Đặc biệt, sau đại dịch COVID-19, khách hàng mong đợi sẽ được trải nghiệm kỹ thuật số liền mạch của các doanh nghiệp.

Thói quen thanh toán của khách hàng đang thay đổi

Trong thời đại công nghệ số, việc ứng dụng công nghệ số vào việc thanh toán đang dần trở thành xu hướng phát triển của ngành F&B, đặc biệt là sau đại dịch COVID-19. Phương thức thanh toán bằng mã QR, ví điện tử, thẻ thanh toán hoặc thông qua các app ngân hàng đang được giới trẻ ưa chuộng hơn so với phương thức thanh toán bằng tiền mặt.
Vì thế, các doanh nghiệp nên đổi mới phương thức thanh toán để thích nghi và phát triển. Đây là cách khôn ngoan để tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng cũng như nâng cao trải nghiệm của họ tại mô hình kinh doanh của bạn.
 

Xu hướng phát triển của ngành F&B - Thói quen thanh toán của khách hàng đang thay đổi

Thói quen thanh toán của khách hàng đang thay đổi (Nguồn: Sưu tầm)
 
Thông qua bài viết trên, AAU Academy đã cập nhật cho bạn 6 xu hướng phát triển của ngành F&B trong năm 2023. Ngành F&B có tiềm năng rất lớn nhưng cũng có độ cạnh tranh khốc liệt. Vì thế, để tiếp cận được khách hàng, bạn cần không ngừng theo dõi xu hướng và tìm hiểu nhu cầu của khách hàng để thích nghi và phát triển. Khóa học XÂY DỰNG CHUỖI F&B CHUYÊN NGHIỆP sẽ giúp bạn cập nhật các xu hướng mới nhất của ngành F&B qua từng giai đoạn thông qua 11 buổi học với các chuyên gia trong từng lĩnh vực cụ thể như marketing, nhân sự,... để giúp bạn xây dựng chuỗi F&B chuyên nghiệp.

Danh mục Dịch vụ