Giỏ hàng

Kinh doanh chuỗi F&B là gì? Các mô hình kinh doanh chuỗi F&B phổ biến

Kinh doanh chuỗi F&B dự đoán sẽ phát triển mạnh trong tương lai khi đa số các thương hiệu F&B lớn trên thế giới đều đang áp dụng hình thức kinh doanh này. Tuy nhiên, thuật ngữ chuỗi F&B hay kinh doanh chuỗi F&B vẫn chưa được nhiều bạn biết đến. Vì thế, hãy cùng AAU Academy tìm hiểu kinh doanh chuỗi F&B là gì? Các mô hình kinh doanh chuỗi F&B phổ biến hiện nay ngay trong bài viết dưới đây. 

Kinh doanh chuỗi F&B là gì?

F&B là viết tắt của từ tiếng Anh Food and Beverage Service (dịch vụ nhà hàng và ăn uống). Kinh doanh chuỗi F&B là việc nhà đầu tư tiến hành mở rộng mô hình kinh doanh theo quy mô dạng chuỗi. Các cửa hàng con liên kết chặt chẽ với nhau để xây dựng thương hiệu trở nên lớn mạnh hơn. Vì thế, khi doanh nghiệp đã phát triển lên đến hàng chục cửa hàng thì việc quản lý và động bộ các hệ thống là vô cùng quan trọng.
Các chuỗi F&B lớn nhất Việt Nam 2023 có thể kế đến như: Starbucks, McDonald's, Pizza Hut, The Coffee House,...

Kinh doanh chuỗi F&B là gì?

Kinh doanh chuỗi F&B là việc nhà đầu tư tiến hành mở rộng mô hình kinh doanh theo quy mô dạng chuỗi (Nguồn: Sưu tầm)

Ưu điểm của chuỗi F&B

  • Chuỗi F&B sẽ tạo ra bộ nhận diện thương hiệu đồng nhất. Vì thế, tốc độ thâm nhập thị trường của hình thức kinh doanh chuỗi F&B sẽ được đẩy nhanh hơn.
  • Các chương trình marketing F&B sẽ được đồng nhất cách triển khai.
  • Có tác động tích cực trong quá trình chăm sóc khách hàng.
  • Giảm thiểu rủi ro về nợ xấu, tạo được sự minh bạch trong toàn bộ hệ thống và báo cáo về các chỉ số tài chính.
  • Chủ doanh nghiệp có thể nắm bắt tình hình tài chính cụ thể và rõ ràng để kịp thời đưa ra các quyết định và phương án cải tiến hoạt động kinh doanh hiệu quả.
  • Dễ dàng hợp tác chiến lược với các công ty quản lý địa ốc hoặc bán lẻ lớn.
  • Có tiêu chuẩn và quy trình nghiêm ngặt để đưa ra giải pháp quản lý nhân sự chuỗi F&B.
  • Quy trình chăm sóc khách hàng, quy trình bán hàng, tiêu chuẩn sản phẩm, tiêu chuẩn nhân viên được xây dựng nhất quán. Đây là nền tảng xây dựng sự uy tín của doanh nghiệp và nâng cao trình độ của nhân viên.
  • Chỉ tiêu tài chính của mỗi cửa hàng, chi nhánh sẽ khác biệt nên nếu một trong các cửa hàng phải đóng cửa thì cũng không ảnh hưởng quá nhiều đến khả năng sinh lời của chuỗi F&B.

Ưu điểm của chuỗi F&B

Ưu điểm của chuỗi F&B (Nguồn: Sưu tầm)

Các mô hình kinh doanh chuỗi F&B phổ biến

Hiện nay, có 5 mô hình kinh doanh chuỗi F&B phổ biến tại Việt Nam là:
1/ Mô hình kinh doanh chuỗi F&B trong khách sạn;
2/ Mô hình kinh doanh chuỗi F&B công nghệ;
3/ Kinh doanh chuỗi F&B phi thương mại;
4/ Kinh doanh chuỗi F&B thương;
5/ Xây dựng chuỗi F&B theo hình thức nhượng quyền.

Mô hình kinh doanh chuỗi F&B trong khách sạn

Đây là chuỗi F&B có mặt trong các khách sạn với mục đích phục vụ nhu cầu ăn uống của khách hàng trong thời gian họ lưu trú tại khách sạn. Nếu các chuỗi khách sạn thực hiện tốt chuỗi F&B thì doanh thu và lợi nhuận của chuỗi F&B sẽ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu và lợi nhuận.
 

Mô hình kinh doanh chuỗi F&B trong khách sạn

Mô hình kinh doanh chuỗi F&B trong khách sạn của Buffet Sheraton (Nguồn: Sưu tầm)

Mô hình kinh doanh chuỗi F&B công nghệ

Đây là mô hình kinh doanh chuỗi F&B trên các app giao hàng. Bạn chỉ cần đặt đồ ăn, thức uống của chuỗi F&B mà bạn mong muốn thì sẽ có đơn vị vận chuyển hỗ trợ giao hàng đến cho bạn.
Mô hình này đặc biệt phổ biến trong 3 năm trở lại đây khi khách hàng dần quen với việc đặt đồ ăn qua app và ngại di chuyển. Tuy phổ biến nhưng mô hình này chỉ phổ biến nhất tại các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng,....
 

Mô hình kinh doanh chuỗi F&B công nghệ

Mô hình kinh doanh chuỗi F&B công nghệ (Nguồn: Sưu tầm)

Kinh doanh chuỗi F&B phi thương mại

Mô hình này sẽ hạn chế thức ăn và đồ uống mà bạn được lựa chọn. Chuỗi F&B kinh doanh theo mô hình này sẽ không xem trọng yếu tố thương mại mà thay vào đó sẽ đề cao yếu tố dinh dưỡng hơn. Ví dụ điển hình cho chuỗi F&B này là quán nước, căng tin, bếp ăn trong ký túc xá, bệnh viện,.... Bởi vì đây là những nơi đề cao giá trị dinh dưỡng.

Kinh doanh chuỗi F&B thương mại

Khách hàng sẽ không bị giới hạn lựa chọn đối với mô hình chuỗi F&B này nên doanh thu và lợi nhuận sẽ dễ dàng tăng. Dưới đây là 3 mô hình chuỗi F&B thương mại phổ biến:

1/ Nhà hàng hoạt động toàn phần

Đây là mô hình phổ biến trên khắp thế giới và hầu hết các thực khách đều đã được trải nghiệm. Nhà hàng hoạt động toàn phần là mô hình kinh doanh chuỗi F&B phục vụ khách hàng từ lúc bước chân vào nhà hàng cho đến lúc họ thanh toán và rời đi. Mô hình này được phân thành một số loại nhà hàng như:
  • Bistro Restaurant: Đây là mô hình tổ hợp gồm quán rượu, nhà hàng, quán cafe với các món ăn mang phong cách châu u trong không gian ấm áp.
  • Ethnic Restaurant: Mô hình nhà hàng này mang đến văn hóa ẩm thực của cả một dân tộc, quốc gia.
  • Fine Dining Restaurant: Đây là mô hình phục vụ thức ăn cao cấp với chất lượng dịch vụ tốt.
  • Upscale Restaurant: Mô hình này thường được áp dụng chủ yếu trong các khách sạn 5 sao tại Việt Nam nhưng không quá xa hoa như Fine Dining Restaurant.

Bistro Restaurant

Bistro Restaurant là một trong các loại nhà hàng hoạt động toàn phần phổ biến (Nguồn: Sưu tầm)

2/ Chuỗi F&B phục vụ thức ăn nhanh (Fast Food)

Đây là mô hình kinh doanh chuỗi F&B có giá cả hợp lý nên thường tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng. Tuy nhiên, mô hình này chỉ cung cấp một số dịch vụ/sản phẩm với phương thức phục vụ căn bản như Highlands Coffee, Starbuck, KFC,.... Đối tượng khách hàng của mô hình chuỗi F&B này thường không có yêu cầu quá cao về sự thưởng thức và tính mỹ vị.
 

Chuỗi F&B phục vụ thức ăn nhanh KFC

Chuỗi F&B phục vụ thức ăn nhanh KFC (Nguồn: Sưu tầm)

3/ Thức ăn đường phố (Street Food)

Ẩm thực đường phố là mô hình phổ biến tại các quốc gia và nó thể hiện một phần văn hóa tại quốc gia đó. Thông thường, thức ăn đường phố thường được bán trên các xe đẩy. Ví dụ điển hình là bánh mì tại Việt Nam hay Tteokbokki - bánh gạo ninh của Hàn Quốc. Đối tượng khách hàng của mô hình này thường không yêu cầu quá cao về chất lượng sản phẩm.
 

Thức ăn đường phố thường được bán trên các xe đẩy

Thức ăn đường phố thường được bán trên các xe đẩy (Nguồn: Sưu tầm)

Xây dựng chuỗi F&B theo hình thức nhượng quyền (franchise)

Xu hướng nhượng quyền F&B đang trở nên phổ biến không chỉ đối với các chuỗi F&B quốc tế mà còn có cả các thương hiệu trong nước. Bởi vì bản chất của mô hình này giúp giảm thiểu rủi ro khi bạn phải xây dựng và phát triển một thương hiệu F&B hoàn toàn mới.
Tuy nhiên, mức giá để mua nhượng quyền cao hay thấp sẽ phụ thuộc rất nhiều vào giá trị thực tế của thương hiệu và giá mà thương hiệu đưa ra. Đồng thời, bên nhận nhượng quyền cũng phải chịu áp lực mở rộng quy mô điểm bán được quy định trong hợp đồng nhượng quyền.
 

Xây dựng chuỗi F&B theo hình thức nhượng quyền

Xây dựng chuỗi F&B theo hình thức nhượng quyền (franchise) (Nguồn: Sưu tầm)

Những điều cần lưu ý khi kinh doanh chuỗi F&B

Bên cạnh những mô hình phổ biến, bạn còn cần lưu ý một số điều sau để có thể kinh doanh chuỗi F&B thuận lợi.

Chất lượng sản phẩm

Khi kinh doanh chuỗi F&B, điều quan trọng nhất là bạn phải đảm bảo chất lượng sản phẩm giống nhau tại mọi điểm bán. Thực tế, khi mở rộng chuỗi F&B, đã có rất nhiều doanh nghiệp phải chịu ảnh hưởng bởi chất lượng sản phẩm tại một hoặc một số điểm bán không đáp ứng được nhu cầu khách hàng. Từ đó khiến cho thực khách có cái nhìn và phản ánh kém đối với doanh nghiệp của bạn.
Để khắc phục điều này, các chủ doanh nghiệp phải đưa ra tiêu chí đánh giá chất lượng sản phẩm để đảm bảo sự đồng nhất giữa các chi nhánh. Đồng thời, bạn nên quy định tất cả chi nhánh trong chuỗi phải nhập nguyên liệu từ cùng một nhà cung cấp, áp dụng nguyên tắc chế biến chung và thường xuyên đào tạo nhân viên. Quản lý của chi nhánh cũng cần phải kiểm soát chặt chẽ quy trình chuyển giao giữa các bên nhằm đảm bảo chất lượng nguyên liệu và tránh thất thoát cho doanh nghiệp.
 

Chất lượng sản phẩm cần phải đồng nhất giữa các chi nhánh

Chất lượng sản phẩm cần phải đồng nhất giữa các chi nhánh (Nguồn: Sưu tầm)

Mô hình kinh doanh nhất quán

Tính đồng bộ về nội quy và phong cách phục vụ nhà hàng, thiết kế và trang trí của chuỗi F&B, quy trình vận hành F&B, từ order đến tính tiền là rất quan trọng. Bởi vì đây là những yếu tố góp phần tạo nên bộ nhận diện thương hiệu của chuỗi, tránh khách hàng bị nhầm lẫn. Vì thế, tính nhất quán và đồng bộ luôn là bài toán khó khăn nhất mà các doanh nghiệp F&B phải giải quyết trước khi muốn kinh doanh chuỗi.

Mặt bằng và concept thiết kế của chuỗi F&B

Mặt bằng và concept thiết kế chính là điều đầu tiên mà khách hàng nhìn thấy và cảm nhận trực tiếp khi vừa bước chân vào doanh nghiệp của bạn. Một chuỗi F&B có mặt bằng và thiết kế đồng nhất trong các chi nhánh sẽ dễ dàng khiến khách hàng ghi nhớ và sẽ trở thành đặc điểm thương hiệu trong trí nhớ của mỗi thực khách. Bởi vì mỗi chi nhánh sẽ có diện tích và không gian để thiết kế khác nhau nên bạn cần đưa ra concept cho thương hiệu như tông màu chủ đạo trong thiết kế, nội thất giống nhau cho tất cả chi nhánh,....
 

Mặt bằng và concept thiết kế của chuỗi F&B là yếu tố quan trọng

Mặt bằng và concept thiết kế của chuỗi F&B là yếu tố quan trọng (Nguồn: Sưu tầm)
Kinh doanh chuỗi F&B đang trở thành xu hướng kinh doanh cho cả trong và ngoài nước. Vì thế, AAU Academy đã đưa ra cho bạn các mô hình kinh doanh chuỗi F&B phổ biến phía trên cùng với các lưu ý khi bạn có ý định kinh doanh ở mô hình này.
Nếu bạn chưa nắm rõ cách xây dựng hệ thống vận hành chuỗi F&B cụ thể, hãy đến với KHOÁ XÂY DỰNG HỆ THỐNG VẬN HÀNH CHUỖI F&B. AAU sẽ đồng hành cùng bạn để tìm được cách vận hành và phát triển chuỗi F&B bền vững.

Danh mục Dịch vụ