Giỏ hàng

Mô hình 5C trong kinh doanh F&B là gì? Minh họa cụ thể

Mô hình 5C là phương pháp hữu ích cho các hoạt động nghiên cứu và phân tích nhằm hỗ trợ hoạch định, xây dựng các chiến lược kinh doanh và marketing. Đồng thời, mô hình này còn giúp doanh nghiệp xác định các trở ngại cần đối mặt khi triển khai kế hoạch kinh doanh và marketing. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều marketer chưa nắm rõ về mô hình 5C. Vì thế, trong bài viết dưới đây, AAU Academy sẽ giới thiệu mô hình 5C trong kinh doanh F&B là gì và minh họa cụ thể.

Mô hình 5C trong kinh doanh là gì?

Mô hình 5C có tiền thân là mô hình 3C, được xây dựng và phát triển bởi nhà lý thuyết tổ chức và tư vấn người Nhật - Giáo sư Kenichi Ohmae. Cụ thể, mô hình 5C là phương pháp giúp doanh nghiệp nghiên cứu và phân tích nội dung. Việc áp dụng mô hình 5C trong F&B có thể giúp ích rất nhiều cho doanh nghiệp trong việc hoạch định và xây dựng chiến lược kinh doanh và marketing.
 

Mô hình 5C trong kinh doanh

Mô hình 5C trong kinh doanh

Tại sao doanh nghiệp cần xây dựng mô hình 5C?

Mô hình 5C F&B sẽ giúp doanh nghiệp:
  • Xác định các thành tố quan trọng.
  • Thông báo về những trở ngại có thể gặp trong tương lai. Từ đó, doanh nghiệp có thể chủ động trong việc dự đoán các sai lầm khi kinh doanh nhà hàng và đưa ra giải pháp phù hợp.
  • Định hướng chiến lược kinh doanh và marketing F&B.
  • Xác định chiến lước và cách viết content ngành F&B phù hợp.

5 thành phần trong mô hình 5C

Company - Công ty

Việc đánh giá và thấu hiểu chính công ty của mình chính là yếu tố quan trọng nhất giúp bạn tìm ra điểm mạnh, điểm yếu khi so sánh với đối thủ cạnh tranh. Việc này giúp bạn xây dựng được chiến lược kinh doanh, cạnh tranh hoặc phòng thủ để bảo vệ thương hiệu phù hợp nhất.
Ở mô hình 5C trong kinh doanh, để xác định thành tố Company , bạn cần trả lời các câu hỏi sau:
  • Mục tiêu mà doanh nghiệp hướng đến là gì?
  • Hình ảnh và phong cách mà doanh nghiệp mong muốn khách hàng ghi nhớ khi xuất hiện trên thị trường là gì?
  • Văn hóa của doanh nghiệp là gì?
  • Bản sắc của thương hiệu là gì?
 

Thành phần Company - Công ty trong mô hình 5C trong kinh doanh

Thành phần Company - Công ty trong mô hình 5C trong kinh doanh (Nguồn: Sưu tầm)

Customers - Khách hàng

Một trong những yếu tố cốt lõi của không chỉ các doanh nghiệp F&B mà còn của cả các ngành khác là customers - khách hàng. Bạn cần thấu hiểu đối tượng khách hàng mục tiêu để điều chỉnh chiến lược sao cho phù hợp với mong muốn của khách hàng ở hiện tại và đón đầu xu hướng về sự thay đổi hành vi của họ trong tương lai. Trước khi lựa chọn phân khúc thị trường, bạn nên phân khúc khách hàng dựa trên 4 yếu tố sau:
  • Về nhân khẩu học: Bạn phân khúc khách hàng dựa trên các yếu tố về độ tuổi, giới tính, trình độ nhận thức, thu nhập,....
  • Về khu vực địa lý: Doanh nghiệp F&B của bạn phục vụ khách hàng ở tình thành, quận huyện nào?
  • Về hành vi khách hàng: Người dùng thường mua sắm sản phẩm trong ngành hàng của bạn ở đâu, trực tuyến hay trực tiếp? Giá trị thực sự mà khách hàng tìm kiếm khi sử dụng dịch vụ F&B là gì? Họ thường tìm hiểu thông tin qua các kênh nào? Giá trị đơn hàng mỗi lần mua sắm trung bình là bao nhiêu? Có bị tác động bởi các chiến dịch giảm giá/khuyến mãi của doanh nghiệp không?
  • Về tâm lý khách hàng: Khách hàng có đặc điểm như thế nào? Tính cách của đối tượng khách hàng mục tiêu thường có điểm chung gì?
Cụ thể, để xác định được thành tố Customers, bạn cần trả lời được các câu hỏi sau:
  • Khách hàng mục tiêu là ai?
  • Chân dung khách hàng của doanh nghiệp.
  • Quy mô và sự tăng trưởng của thị trường.
  • Những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua hàng.
  • Xu hướng trong thị trường là gì?
 

Trong mô hình 5C trong kinh doanh, Customers - Khách hàng là một trong những thành phần cốt lõi

Trong mô hình 5C trong kinh doanh, Customers - Khách hàng là một trong những thành phần cốt lõi (Nguồn: Sưu tầm)

Collaborators - Đối tác

Đối tác của doanh nghiệp có thể là nhà cung cấp, nhà phân phối, nhà bán lẻ,.... Bất kỳ doanh nghiệp nào, đặc biệt là trong ngành F&B, cũng nên xác định rõ đối tác của mình là ai. Từ đó có thể giúp nắm rõ năng lực, khả năng thực thi và các vấn đề của đối tác nhằm dự đoán cơ hội và rủi ro cho doanh nghiệp.
Để làm rõ đối tác của mô hình kinh doanh F&B là ai, bạn cần xác định:
  • Nguồn cung ứng nguyên vật liệu.
  • Chiến lược phân phối.
  • Nhà phân phối, nhà cung cấp, nhà bán lẻ gồm những ai?
  • Khả năng tham gia và hỗ trợ doanh nghiệp của các đối tác.
  • Làm cách nào để đạt được sự hài hòa giữa những đối tác?
  • Chính sách hợp tác và phân phối sản phẩm.
 

Thành phần Collaborators - Đối tác trong mô hình 5C

Thành phần Collaborators - Đối tác trong mô hình 5C (Nguồn: Sưu tầm)

Competitors - Đối thủ cạnh tranh

Bạn cần xác định đối thủ cạnh tranh trực tiếp và gián tiếp của doanh nghiệp. Bởi vì việc này sẽ giúp bạn xác định được điểm mạnh, điểm yếu, thị phần và cách định vị thương hiệu của các đối thủ. Từ đó, bạn có thể tìm được hướng đi và cơ hội phát triển cho thương hiệu của mình.
Đồng thời, bạn cần thường xuyên theo dõi các hoạt động và thu thập thông tin của đối thủ để dự đoán đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn. Nhờ đó, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan và rõ nét hơn về thị trường.
Cụ thể, bạn cần xác định các yếu tố sau để làm rõ thành phần đối thủ cạnh tranh:
  • Đối thủ cạnh tranh trực tiếp và gián tiếp.
  • Sản phẩm của đối thủ là gì?
  • Thị phần của các đối thủ cạnh tranh.
  • Định vị thương hiệu của các đối thủ trên thị trường là gì?
  • Điểm mạnh, điểm yếu và chiến lược của các đối thủ cạnh tranh.

Climate - Môi trường kinh doanh

Trong các thành tố của mô hình 5C trong kinh doanh, môi trường kinh doanh là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển các các ngành nghề khác nhau. Trong các yếu tố về môi trường, đàm phán và công nghệ là hai yếu tố quan trọng mà bạn nên đặc biệt lưu ý.
Bởi vì đàm phán là yếu tố giúp bạn và các doanh nghiệp khác phát triển và hợp tác. Trong khi đó, việc áp dụng công nghệ đúng nơi và đúng thời điểm sẽ mang đến nhiều cơ hội vàng cho các doanh nghiệp. Điều này bạn có thể dễ dàng quan sát ở các chuỗi F&B.
Các câu hỏi giúp bạn xác định thành phần môi trường kinh doanh dễ dàng hơn là:
  • Sự thay đổi trong chính sách và quy định của chính phủ có ảnh hưởng như thế nào đến thị trường mục tiêu?
  • Những yếu tố kinh tế (lạm phát, khí hậu, lãi suất,...) và những thay đổi về công nghệ nào có ảnh hưởng nhất định đến doanh nghiệp của bạn trong tương lai?
 

Thành phần Climate - Môi trường kinh doanh

Thành phần Climate - Môi trường kinh doanh (Nguồn: Sưu tầm)

Minh họa về cách áp dụng mô hình 5C trong kinh doanh

Sau khi đã tìm hiểu 5 thành phần cụ thể của mô hình 5C trong F&B, AAU Academy sẽ dẫn chứng một minh họa cụ thể về cách áp dụng mô hình 5C trong kinh doanh vào doanh nghiệp F&B.
Dưới đây, AAU Academy sẽ phân tích mô hình 5C của một doanh nghiệp F&B đa quốc gia và có chỗ đúng nhất định trong ngành - Starbucks.
1/ Company - Công ty:
Được thành lập từ năm 1971, cho đến nay, Starbucks đã trở thành chuỗi cafe lớn nhất thế giới với hơn 32.000 cửa hàng đang hoạt động ở hơn 80 quốc gia trên thế giới. Chuỗi F&B này nổi tiếng với premier roaster và speciality.
Vào năm 2020, doanh thu thuần của Starbucks đạt 19,16 tỷ đô. Đồng thời, doanh nghiệp F&B này đã có rất nhiều câu chuyện thành công ở các quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, thương hiệu này hiện vẫn chưa đạt được sự thành công đó ở thị trường Úc và Việt Nam.
 

Thành phần Company - Công ty của Starbucks

Thành phần Company - Công ty của Starbucks (Nguồn: Sưu tầm)
2/ Customers - Khách hàng:
Mỗi tuần, có hơn hàng triệu khách hàng sử dụng sản phẩm và dịch vụ F&B của Starbucks trên toàn thế giới. Trong đó, trung bình mỗi khách hàng sẽ ghé đến doanh nghiệp 6 lần/tháng. Sự thành công này đến từ việc công ty đã và đang sử dụng đội ngũ lãnh đạo giàu kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm.
Đồng thời, các sản phẩm, công nghệ và CSR cũng được Starbucks khéo léo sử dụng để chinh phục được trái tim và sự tín nhiệm của khách hàng. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng đã trải qua các trải nghiệm thăng trầm khác nhau khi thực hiện khảo sát sự hài lòng của khách hàng trong những năm qua.
 

Customers - Khách hàng trong mô hình 5C trong kinh doanh của Starbucks

Customers - Khách hàng trong mô hình 5C của Starbucks (Nguồn: Sưu tầm)
3/ Collaborators - Đối tác:
Thành công của Starbucks phụ thuộc rất lớn vào sự thành công của các đối tác. Cụ thể là người nông dân, nhà cung cấp phát triển sản phẩm và những đối tác thực hiện các chuỗi cung ứng khác nhau cho doanh nghiệp. Nhà cung cấp hạt cafe cho Starbucks là hàng ngàn trang trại cafe trên khắp thế giới. Đặc biệt là trang trại cafe ở các nước như Brazil, Kenya, Columbia, Mexico, Guatemala, Tanzania và Ả Rập Saudi. Các chuỗi cung ứng này cũng đã trải qua quá trình chuyển đổi vào năm 2008 để cải thiện quy trình và hiệu quả của sản phẩm.
Tuy nhiên, tương tự với các doanh nghiệp khác, Starbucks cũng có những khó khăn nhất định đối với chuỗi cung ứng. Cụ thể là khi Starbucks phải đối diện với tình trạng thiếu nguyên vật liệu quan trọng để chế biến một số loại thức uống phổ biến. Hoặc tình trạng thiếu cafe đá và cold-brew coffee, đồ ăn sáng, nắp, cốc, ống hút trên khắp Hoa Kỳ. Dẫn chứng về vấn đề thách thức và khó khăn khi làm việc với các bên đối tác là Starbucks đã từng đệ đơn kiện một số nhà cung cấp vì một số vấn đề.
 

Đối tác của Starbucks

Collaborators - Đối tác của Starbucks (Nguồn: Sưu tầm)

4/ Competitors - Đối thủ cạnh tranh:
Trong mô hình 5C F&B, phân tích về đối thủ cạnh tranh luôn là thành tố quan trọng và không thể bỏ qua. Trong trường hợp này, Starbucks phải đối mặt với các đối thủ cạnh tranh khổng lồ khi gia nhập vào các quốc gia khác nhau. Đồng thời, các quán cafe nhỏ cũng tạo áp lực không nhỏ cho doanh nghiệp.
Ở Mỹ, đối thủ cạnh tranh đáng gờm của Starbucks chính là Peet's Coffee, Dunkin' Donuts, Pret a Manger, McCafé của McDonald's và Caribou Coffee. Ở Anh, đối thủ cạnh tranh đáng chú ý của chuỗi F&B này là Caffe Nero và Pret A Manger. Trong khi đó, ở Việt Nam, các đối thủ cạnh tranh có thị phần lớn trong thị trường cafe là Highlands Coffee, Phúc Long, Trung Nguyên Legend,....
 

McCafé là đối thủ cạnh tranh của Starbucks

McCafé là đối thủ cạnh tranh của Starbucks (Nguồn: Sưu tầm)
5/ Climate - Môi trường kinh doanh:
Starbucks được xem là một doanh nghiệp F&B khá thành công khi có khả năng giải quyết tốt các tác động của yếu tố môi trường đến hoạt động của doanh nghiệp. Cụ thể, Starbucks đã được hưởng lợi ích từ các nền văn hóa cafe ở Mỹ và nhiều quốc gia khác. Tuy nhiên, cũng chính sự không am hiểu về văn hóa cafe ở một số quốc gia mà doanh nghiệp đã gia nhập không thành công tại một số thị trường.
Bên cạnh đó, sự tăng trưởng của các nền kinh tế đang phát triển cũng tạo cơ hội cho Starbucks kiếm thêm lợi nhuận. Yếu tố về công nghệ cũng được doanh nghiệp F&B này áp dụng một cách xuất sắc và hiệu quả để chinh phục khách hàng.
Thông qua bài viết trên, AAU Academy đã giúp bạn làm rõ mô hình 5C trong kinh doanh bằng cách phân tích cụ thể các thành phần và ví dụ minh họa về cách áp dụng mô hình 5C trong F&B. Tuy nhiên, để có thể áp dụng 5C một cách hiệu quả khi kinh doanh, đặc biệt là trong thị trường F&B, thì bạn cần có sự phân tích sâu sắc và góc nhìn thực tế của các chuyên gia. Biết được điều này, AAU Academy đã tạo ra khóa học KHOÁ HỌC XÂY DỰNG CHUỖI F&B CHUYÊN NGHIỆP để đồng hành cùng bạn trong quá trình xây dựng doanh nghiệp F&B thành công.

Danh mục Dịch vụ